Không có yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm thì bị khởi tố hay không?

07/07/2022
631
Views

Khởi tố vụ án hình sự là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát t quyền lợi của bị hại, pháp luật cho phép họ được lựa chọn yêu cầu khởi tố hoặc không. Đó là trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại. Tuy nhiên nhiều người lại lầm tưởng, chỉ cần bị hại không yêu cầu thì thủ phạm sẽ thoát tội. Vậy hiểu như thế có đúng không? Liệu bị hại không khởi tố trong các trường hợp trên nhưng vụ án vẫn được khởi tố? Đó là trường hợp nào? Để giải đáp các thắc mắc này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Không có yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm thì bị khởi tố hay không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Việc khởi tố theo yêu cầu bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể vấn đề này được quy định như sau:

Các vụ án bị khởi tố theo yêu cầu bị hại

Về việc khởi tố theo yêu cầu của bị hại; theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; và Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự số 02/2021/QH15 quy định: 

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Dựa trên quy định trên những vụ án được khởi tố theo yêu cầu bị hại gồm:

  • Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái kích động mạnh ;
  • Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Điều 138 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Điều 139 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;
  • Điều 140 Tội hiếp dâm;
  • Điều 143 Tội cưỡng dâm ;
  • Điều 155 Tội làm nhục người khác;
  • Điều 156 Tội vu khống;

Điều kiện để khởi tố

Như vậy, theo quy định thì trường hợp người phạm một trong các tội kể trên, họ chỉ bị khởi tố khi có đơn yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Ngoài ra, theo khoản 2,3 Điều 155 Bộ luật này:

“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”

Xuất phát từ lợi ích của bị hại, pháp luật cho phép họ lựa chọn việc khởi tố hay không. Vì vậy khi đã rút yêu cầu khởi tố vụ án sẽ bị đình chỉ. Tuy nhiên dự liệu trường hợp rút yêu cầu không phải tự nguyện. Bộ luật tố tụng hình sự quy định nếu bị cưỡng ép, ép buộc rút yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền vẫn sẽ tiến hành vụ án mà không đình chỉ.

Không có yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm thì bị khởi tố hay không?

Không có yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm thì bị khởi tố hay không?
Không có yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm thì bị khởi tố hay không?

Các trường hợp không khởi tố

Theo căn cứ trên; Hiếp dâm cũng là một trong các tội chỉ khởi tố theo yêu cầu bị hại. Tuy nhiên chỉ khi nào người này rơi vào Khoản 1 Điều 141 BLHS. Nghĩa là không rơi vào các khoản còn lại thì mới có thể áp dụng quy định này:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng các thủ đoạn khác để thực hiện giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”

Dựa vào quy định này trên thực tế; sau khi phạm tội; để tránh bị khởi tố; người gây án thường có xu hướng thương lượng với nạn nhân bằng việc đưa tiền hòa giải để họ không đi trình báo vụ việc. Khi không có yêu cầu khởi tố của bị hại, vụ án sẽ không thể khởi tố.

Hoặc trường hợp nếu nạn nhân đã yêu cầu khởi tố vụ án; người thực hiện hành vi vi phạm lại thương lượng bồi thường để họ rút yêu cầu khởi tố. Sau khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ đình chỉ vụ án. Khi đó, người có hành vi hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không bị đi tù.

Dù bị hại không yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền vẫn khởi tố

  • Nếu vụ án không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại

Các vụ án bắt buộc cần yêu cầu của bị hại mới khởi tố khi vào khoản 1 Điều luật. Do đó nếu rơi vào các khoản còn lại, Cơ quan có thẩm quyền sẽ tự mình khởi tố. Việc khởi tố này sẽ không còn phụ thuộc vào yêu cầu của bị hại. Khi đầy đủ căn cứ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.

  • Nếu vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại

Trước đó nếu bị hại đã rút yêu cầu khởi tố, vụ án sẽ bị đình chỉ theo Khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên nếu có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Do đó lúc này việc rút yêu cầu khởi tố không được công nhận.

Bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì có được yêu cầu lại không?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:

“Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Vì tôn trọng quyền lợi bị hại nên một số trường hợp bị hại có quyền lựa chọn khởi tố. Do đó việc rút yêu cầu khởi tố cũng là lựa chọn của họ. Để đảm bảo việc này không diễn ra tùy ý, tuân thủ quy định pháp luật. Bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại.

Nhưng nếu việc rút không phải do họ tự nguyện thì nhà nước sẽ không công nhận. Và họ vẫn sẽ có thể yêu cầu khởi tố lại để cơ quan tố tụng tiếp tục giải quyết.

Nhưng để tránh rắc rối, người yêu cầu phải suy nghĩ kỹ trước khi rút yêu cầu. Vì sẽ không được yêu cầu lại trừ một số trường hợp do bị cưỡng bức, ép buộc. Vậy nên ý chí tự nguyện rút đơn của bị hại là điều vô cùng quan trọng.

Người phạm tội hiếp dâm bị phạt tù bao nhiêu năm?

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, các khung hình phạt chính áp dụng với tội này như sau:

Phạt tù từ 02 – 07 năm

Giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân bằng các hành vi:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc

+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác.

Phạt tù từ 07 – 15 năm

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
  • Nhiều người hiếp một người;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Có tính chất loạn luân;
  • Làm nạn nhân có thai;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân

Khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
  • Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Trường hợp phạm tội đối với người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi, người phạm tội bị phạt tù từ 05 – 10 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khung hình phạt 02 hoặc khung hình phạt 03 thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tương ứng.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Không có yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm thì bị khởi tố hay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nạn nhân chết thì ai là người nộp đơn yêu cầu khởi tố?

Theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Theo đó trường hợp nạn nhân đã chết thì việc yêu cầu khởi tố sẽ do người đại diện của bị hại thực hiện.

Người đại diện của bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố nhưng bị hại không đồng ý thì thế nào?

Việc yêu cầu khởi tố sẽ do bị hại thực hiện. Do đó nếu bị hại đủ năng lực tố tụng hình sự, rút yêu cầu hay không sẽ do bị hại quyết định. Đại diện của bị hại chỉ thực hiện khi bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Không quan hệ nhưng giữ nạn nhân cho người khác hiếp dâm có phạm tội?

Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng các thủ đoạn khác để thực hiện giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Theo đó việc giữ cho người khác hiếp dâm nạn nhân cũng phạm vào tội hiếp dâm. Họ cũng giữ vai trò là người thực hành và là đồng phạm với người đã hiếp dâm nạn nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.