Khởi tố vụ án hình sự là gì?

15/12/2021
Khởi tố vụ án hình sự là gì?
1068
Views

Chào Luật sư, vừa qua chồng tôi đã có hành vi vi phạm pháp luật; cụ thể là do có mâu thuẫn cá nhân với đồng nghiệp tên N tại công ty; do anh N trước đó có hành vi chơi xấu trong kinh doanh; kèm theo đó là dùng những lời lẽ xúc phạm chồng tôi; không kiềm chế được hành vi của mình nên chồng tôi đã sử dụng ghế để đánh anh N. Hậu quả là N bị thương nặng. Gần đây, chúng tôi có nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự trên. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, khởi tố vụ án hình sự là gì? Việc khởi tố vụ án hình sự có ảnh hưởng gì đến quyền và nghĩa vụ của chồng tôi như thế nào? Kính mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

  • Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự; trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu phạm tội; để đưa ra quyết định khởi tố hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án.
  • Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn; biện pháp cưỡng chế chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tô vụ án.
  • Trong trường hợp cần thiết phải làm sáng tỏ những tài liệu đầu tiên; xác định hoàn cảnh, địa điểm, thời gian xảy ra phạm tội; thu thập chứng cứ và những tình tiết có giá trị cho việc phát hiện tội phạm; thì tiến hành khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định,….
  • Trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì giữ người; hoặc bắt người trước khi khởi tố vụ án,

Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự

  • Khi tiếp cận nguồn tin về tội phạm; cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định sự việc có xảy ra hay không; nếu có sự việc xảy ra, phải xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm.
  • Giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu phạm tội để khởi tố; hoặc không khởi tố vụ án; bảo đảm không tội phạm nào không bị phát hiện; không người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan.
  • Khi xác định có dấu hiệu tội phạm; cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm; hoặc có các căn cứ khác theo quy định của pháp luật; thì ra quyết định không khởi tố vụ án.
  • Trong trường hợp đặc biệt; khi xác định “những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm; nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể,…thì không khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác”.

Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự

Ý nghĩa chung

  • Khởi tố vụ án hình sự góp phần bảo đảm cho việc phát hiện ra nhanh chóng mọi hành vi phạm tội. Bởi vì, chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra; xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ sự việc xảy ra có dấu hiệu phạm tội hay không.
  • Nếu hoạt động tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ án không được tiến hành khẩn trương; đầy đủ sẽ có thể không phát hiện ra dấu hiệu tội phạm; dẫn đến việc ra quyết định không khởi tố vụ án, bỏ lọt tội phạm.
  • Khởi tố vụ án xác lập cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra; trừ một số hoạt động được tiến hành trong quá trình giải quyết tố giác; tin báo tội phạm; kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa đặc thù

  • Khởi tố vụ án hình sự có nhiệm vụ riêng; chủ thể và hoạt động tố tụng độc lập với các giai đoạn tố tụng khác; nên được coi là giai đoạn tố tụng độc lập. Hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.
  • Hoạt động này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tố tụng tiếp theo. Sau khi xác định dấu hiệu tội phạm và khởi tố vụ án; hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra sẽ tập trung làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm.
  • Khởi tố vụ án hình sự góp phần đảm bảo quyền con người; quyền cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Nếu không thực hiện các hoạt động kiểm tra; xác minh nguồn tin tội phạm mà tiến hành ngay các hoạt động điều tra; kể cả áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sau một thời gian điều tra; không xác định được dấu hiệu của tội phạm; không chứng minh được người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi nguy hiểm cho xã hội,…

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Vấn đề này được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi đã xác định có dấu hiệu phạm tội. Như vậy, để ra quyết định khởi tố vụ án cần phải xác định có sự việc xảy ra; sự việc đó có dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể:

  • Tố giác của cá nhân: Tố giác của cá nhân về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật Tố tụng hình sự không hạn chế chủ thể tố giác về tội phạm.
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm; do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chung mục đích giúp cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng phát hiện tội phạm và nguồn phạm tội để xử lý,…
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng: khi có tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tiến hành xem xét, xác minh tin báo đó; nếu thấy có dấu hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước: đây là việc làm của cơ qua nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lí vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khởi tố vụ án hình sự là gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 2470833102102.

Câu hỏi thường gặp

Dẫn giải là gì?

Theo quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

Tố giác về tội phạm là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tố giác tội phạm sai sự thật thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.