Hành vi lấn chiếm đất hiện nay đang là tình trạng xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của cơ quan có thẩm quyền và hành vi lấn chiếm đất là một hành vi vi phạm pháp luật. Xoay quanh vấn đề lấn chiếm đất, Luật sư 247 có nhận được thắc mắc rằng khi thu hồi đất bị lấn chiếm có được bồi thường hay không? Nếu có, được bòi thường những khoản gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?
Theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP hành vi lấn đất là hành vi lấn đất là việc mà người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc thời giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó.
Hành vi Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai vì vậy việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp đất lấn chiếm không bị nhà nước thu hồi
Theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận khi có đủ 02 điều kiện sau:
– Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
– Đất sử dụng không có tranh chấp.
Đáng lưu ý:
– Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật.
– Chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp Sổ đỏ, không áp dụng với tổ chức.
– Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được được cấp Sổ đỏ mà chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.
Trong đó, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người sử dụng đất ổn định, không tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.
Nói cách khác, người sử dụng đất lấn, chiếm mà đất này thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì sẽ không được cấp sổ đỏ và bị Nhà nước tiến hành thu hồi đất theo Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai 2013.
Khi thu hồi đất bị lấn chiếm có phải bồi thường hay không?
Các trường hợp không phải bồi thường khi thu hồi đất lấn chiếm
Để được bồi thường khi thu hồi đất thì phải thỏa mãn những điều kiện nhất định và không thuộc trường hợp không được bồi thường về đất tại điều 82 Luật đất đai năm 2013 như sau:
“1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này”.
Một trong những điều kiện quan trọng để được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại khoản 1 điều 75 Luật Đất đai rằng: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.”
Trừ các trường hợp đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ và không bị Nhà nước thu hồi như đã nêu ở trên thì đất lấn chiếm sẽ bị thu hồi theo quy định tại Điều 61, 62 Luật Đất đai 2013 và không được bồi thường về đất theo khoản 4 Điều 82 Luật Đất đai 2013 nêu trên.
Tuy nhiên, nếu đất này là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với thì vẫn được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
Tóm lại, trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, để được bồi thường về đất khi bị thu hồi cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Đất bị thu hồi là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004;
– Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Các khoản hỗ trợ khi thu hồi đất lấn chiếm không cần bồi thường:
Ngoài ra, nếu người lấn chiếm đất vì bị thu hồi đất đang sử dụng mà phải di chuyển chỗ ở nhưng không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi thu hồi đất thì theo khoản 2 điều 79 Luật Đất đai và khoản 4 điều 6 Nghị định 47/2014/ NĐ-CP sẽ được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Cùng với đó, các tài sản gắn liền trên đất như: nhà ở, công trình xây dựng trên đất, cây trồng có thể cũng không được bồi thường bởi các công trình xây dựng trên đất này được tạo lập trái quy định của pháp luật, thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 2 điều 92 Luật Đất đai: “ Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Mặt khác, còn có thể nhận được bồi thường chi phí di chuyển theo điều 91 Luật Đất đai:
“1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường tại khoản 1 Điều này.”
Tóm lại, người lấn chiếm đất trái phép sẽ không nhận được bồi thường về đất ở, tài sản gắn liền với đất, nhưng có thể nhận được bồi thường về chi phí di chuyển tài sản cũng như được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Đất đai do lấn chiếm mà có thì có được cấp sổ đỏ không ?
- Lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Khi thu hồi đất bị lấn chiếm có phải bồi thường hay không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật về Chia nhà đất sau ly hôn hay thủ tục chia tài sản sau hôn nhân… của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.