Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai mới năm 2022

03/10/2022
Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai mới năm 2022
556
Views

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp người dân hay chính quyền hiên ngang lấn chiếm đất của người khác. Kiện đòi đất bị chiếm là một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật đất đai và pháp luật dân sự bảo vệ. Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã bị chiếm và mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai được sử dụng hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Lấn chiếm đất là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với hành vi lấn, chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi.

Căn cứ theo Điều 12 Luật đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định để giải thích về hành vi lấn đất và chiếm đất, cụ thể như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai
Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

Theo đó, có thể hiểu lấn chiếm đất là việc một chủ thể sử dụng phần đất chuyển sang, lấn chiếm sang mốc giới hạn hoặc ranh giới ban đầu của mảnh đất đã được quy định để mở rộng thêm diện tích phần đất đó mà không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không được sự đồng ý của chủ sở hữu mảnh đất đã bị lấn chiếm.

Hàng xóm lấn chiếm đất thì phải xử lý như thế nào?

Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Khi lấn chiếm đất đai thì người lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý vi phạm về mặt hành chính và dân sự.

Về mặt hành chính

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì người lấn chiếm đất sẽ bị:

  • Phạt tiền (đối với từng loại đất sẽ có mức phạt khác nhau)
  • Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
  • Khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm.

Về mặt dân sự

Theo quy định tại Điều 164, 166, 169, 170 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (ở đây là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tranh chấp khi bên lấn chiếm có diện tích đất được cấp sổ đỏ trùng lên đất của mình

  • Khi bên lấn chiếm đất đai đã đăng ký phần diện tích lấn chiếm thì người bị lấn chiếm tiến hành thủ tục kiện đòi lại đất đồng thời yêu cầu Tòa án huỷ giấy chứng nhân quyền sở hữu đối với đất bị lấn chiếm.
  • Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản bị lấn chiếm.

Trường hợp lấn chiếm dù sổ đất không thể hiện đất đó là của mình

Trường hợp bên lấn chiếm chưa đăng ký phần diện tích lấn chiếm trên giấy chủ quyền đất thì người bị lấn chiếm tiến hành kiện đòi lại đất và yêu cầu áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định theo Điều 127 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để ngăn chặn việc đăng ký diện tích trên giấy chủ quyền bởi nếu được thực hiện việc đăng ký chủ quyền sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị lấn chiếm đất.

Người bị lấn chiếm cần thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

Thủ tục hòa giải cơ sở

Tại khoản 3, 4 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”.

  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy, trước hết các bên cần tiến hành hòa giải theo quy định. Sau khi hòa giải không thành người bị lấn chiếm tiến hành thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định.

Hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật

  • Đơn khởi kiện
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo
  • Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)

Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

Để buộc người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

  1.  Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
  2.  Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí khi hồ sơ hợp lệ
  3. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai cho Tòa
  4. Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục cần thiết để giải quyết.

Tải xuống mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai mới năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tách sổ đỏ thừa kế hay sử dụng dịch vụ làm sổ đỏ nhanh chóng, trọn gói giá rẻ… của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai có những nội dung gì?

Một đơn kiện về việc lấn chiếm đất cần có những nội dung sau đây:
Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày… tháng… năm
Tên đơn kiện lấn chiếm đất
Kính gửi: nơi cơ quan tiếp nhận đơn kiện lấn chiếm đất
Thông tin của bên đưa đơn kiện lấn chiếm đất: Họ tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD,
Thông tin của bên bị khiếu nại lấn chiếm đất : Họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị khiếu nại
Nội dung của đơn khiếu nại : Lý do nộp đơn khiếu nại , trình bày về hành vi lấn chiếm đất , việc lấn chiếm được thực hiện vào thời điểm nào, với diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, mảnh đất đó đứng tên của ai, việc khiếu nại này được thực hiện lần nào chưa, hậu quả của việc lấn chiếm ảnh hưởng đến những điều gì,…
Yêu cầu của chủ thể nộp đơn khởi kiện : mong muốn của chủ thể bị lấn chiếm đất đối với cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc một cách nhanh chóng, xác thực và công bằng , giải quyết để đòi lại phần đất bị lấn chiếm của mình, bảo đảm quyền và lợi ích về tài sản là quyền sử dụng đất,…
Cam kết của người làm đơn kiện lấn chiếm đất
Chữ ký ( ghi rõ họ tên ) của người làm đơn kiện.

Khi nào lấn chiếm đất đai bị đi tù?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai trong trường hợp:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất; hoặc
– Đã bị kết án về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo đó, khung hình phạt áp dụng với tội này như sau:
– Khung 01:
Phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
– Khung 02:
Phạt tiền 500 triệu – 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.

Hiện nay có những trường hợp lấn chiếm đất đai nào?

Có nhiều cách để phân loại các trường hợp lấn chiếm đất trong đó phân theo loại đất bị lấn chiếm sẽ có các trường hợp như sau:
– Hành vi lấn, chiếm đất công
– Lấn chiếm đất quốc phòng an ninh
– Hành vi lấn chiếm đất của người khác
– Lấn chiếm đất lưu không (hành lang giao thông)
– Lấn chiếm đất rừng, rừng phòng hộ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.