Xin chào Luật sư 247. Em đã làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu được 10 năm và thời gian tới đây em có được cân nhắc để tăng lương. Em có thắc mắc rằng khi tăng lương có cần phải làm lại hợp đồng lao động mới? Giả sử trong trường hợp, sửa đổi hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng thì phải báo cho người lao động biết ít nhất trước bao nhiêu ngày? Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay có thay đổi không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Khi tăng lương có cần phải làm lại hợp đồng lao động mới?
Quy định pháp luật về nội dung hợp đồng lao động tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy, tiền lương là một trong những nội dung cơ bản cần phải có của hợp đồng lao động. Nếu có bất cứ thay đổi nào liên quan đến tiền lương hay những nội dung khác của hợp đồng lao động thì doanh nghiệp phải thực hiện theo căn cứ quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động năm 2019:
– Báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
– Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Như vậy, trong trường hợp tăng lương cho người lao động, tùy thuộc vào tình hình mà hai bên có thể lựa chọn ký phụ lục hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới.
* Đối với việc ký phụ lục hợp đồng lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 BLLĐ 2019 thì Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động
Khi thay đổi nội dung điều khoản về tiền lương của người lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động thì doanh nghiệp cũng phải ghi rõ nội dung thay đổi (mức lương mới là bao nhiêu) và thời điểm áp dụng.
* Đối với việc ký hợp đồng lao động mới
Khi ký một hợp đồng lao động, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục chi tiết liên quan đến các vấn đề như về hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, thẩm quyền của người ký kết hợp đồng… so với việc ký phụ lục hợp đồng tương đối đơn giản.
Do đó, việc tăng lương cho người lao động không bắt buộc phải ký lại hợp đồng lao động mới. Việc ký hợp đồng mới hay chỉ ký phụ lục hợp đồng là tùy thuộc vào tình hình thực tế và quy định của doanh nghiệp.
Khi sửa đổi hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng thì phải báo cho người lao động biết ít nhất trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 đề cập về thời gian báo trước cho người lao động biết, cụ thể như sau:
“Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”
Mức lương tối thiểu vùng của năm 2022 là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định: Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất. Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ–CP có quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tăng tiền lương hàng năm cho người lao động không?
Thông thường, hiện nay tiền lương, thời điểm tăng lương, quy chế nâng lương, chế độ chính sách liên quan đến tiền lương,… sẽ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc dẫn chiếu đến các văn bản như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể,..
Cùng với đó, khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định:
“6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động”.
Theo quy định đó, việc nâng lương sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy định của công ty.
Như vậy, không có quy định nào bắt buộc công ty phải tăng lương hằng năm cho nhân viên.
Việc có tăng lương hay không, tăng vào thời điểm nào sẽ được các bên căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế riêng của người sử dụng lao động ban hành.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
- Đang điều trị tai nạn lao động có được trả lương không?
- Công ty có tăng lương hằng năm cho nhân viên không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về: “Khi tăng lương có cần phải làm lại hợp đồng lao động mới?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục Xin giấy phép bay Flycam,…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nội dung của phụ lục hợp đồng phải căn cứ vào hợp đồng lao động ban đầu nên nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung hợp đồng và không vi phạm các điều cấm của luật.
Đối tượng tham gia ký phụ lục hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền. Đồng thời việc ký kết phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận.
Ngoài ra, tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 về phụ lục hợp đồng như sau:
“Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”