Khi nào thì cán bộ, công chức được quyền từ chức?

22/12/2021
Thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp của cuộc đình công?
1320
Views

Khi muốn thôi giữ chức vụ mà chưa hết nhiệm kỳ; cán bộ, công chức thường chọn cách xin từ chức. Tuy vậy; không phải trường hợp nào cán bộ, công chức cũng được từ chức. Vậy khi nào thì cán bộ, công chức được quyền từ chức? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Những trường hợp cán bộ, công chức không được quyền từ chức

Theo quy định tại khoản 13 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức:

Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Tại khoản 3 Điều 2 Quy định 260-QĐ/TW của Bộ Chính trị; từ chức được quy định là việc cán bộ tự nguyện; chủ động xin thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Như vậy; có thể thấy; đối tượng của từ chức là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, có chức vụ và người này phải tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận. 

Theo đó, tại Luật Cán bộ, công chức; Quốc hội chỉ đề cập đến các trường hợp cán bộ, công chức được từ chức gồm: không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín theo yêu cầu nhiệm vụ; và vì lý do khác mà không đề cập đến các trường hợp cán bộ, công chức không được từ chức.

Tuy nhiên, tại Điều 7 Quy định 260-QĐ/TW; Bộ Chính trị có liệt kê các trường hợp cán bộ không được từ chức gồm:

– Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện;

– Nếu việc từ chức của cán bộ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao;

– Đang trong thời gian chịu thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Như vậy, theo phân tích trên; chỉ có quy định các trường hợp cán bộ không được từ chức; mà không có quy định về các trường hợp công chức không được từ chức.

Cán bộ, công chức có quyền từ chức được hưởng chế độ thế nào?

Sau khi từ chức; theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Cán bộ, công chức, công chức được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

Nếu chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức; thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đây cũng là quy định nêu tại khoản 4 Điều 3 Quy định 260. Cụ thể, cán bộ khi chưa có quyết định cho từ chức; thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách; nhiệm vụ được giao. Sau khi được từ chức; thì được xem xét, bố trí công tác phù hợp.

Đặc biệt, khi sắp xếp công tác khác cho cán bộ từ chức có lưu ý đến nguyện vọng cá nhân của cán bộ này.

Đồng thời, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức từ chức được quy định cụ thể như sau:

Với công chức từ chức (Căn cứ Điều 44 Nghị định 24/2010/NĐ-CP)

– Công chức từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý, nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành nhiệm vụ: Được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ. Nếu thời hạn này dưới 06 tháng thì được hưởng phụ cấp trong 06 tháng kể từ ngày có quyết định từ chức;

– Công chức từ chức vì nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan hoặc cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình hoặc vì lý do cá nhân khác: Được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định từ chức.

Với cán bộ từ chức

Căn cứ Điều 18 Quy định 260, cán bộ từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý; do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn giữ chức vụ. Còn các trường hợp còn lại đều không được bảo lưu phụ cấp chức vụ.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp cán bộ không được từ chức?

– Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia;
– Đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện;
– Nếu việc từ chức của cán bộ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao;
– Đang trong thời gian chịu thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Công chức từ chức được hưởng chế độ như thế nào?

Công chức từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý, nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành nhiệm vụ: Được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ. Nếu thời hạn này dưới 06 tháng thì được hưởng phụ cấp trong 06 tháng kể từ ngày có quyết định từ chức;

Cán bộ từ chức được hưởng chế độ như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Quy định 260, cán bộ từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý; do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn giữ chức vụ. Còn các trường hợp còn lại đều không được bảo lưu phụ cấp chức vụ.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề:

Khi nào thì cán bộ, công chức được quyền từ chức?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Tốt nghiệp loại giỏi có được tuyển thẳng vào viên chức không?

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.