Khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng?

12/08/2022
Khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng?
477
Views

Trong xã hội hiện nay, việc di chuyển, nhu cầu thay đổi chỗ ở giữa các địa phương với nhau là việc không còn xa lạ. Tuy nhiên khi đi vắng khỏi nơi thường trú của mình một thời gian thì cần phải đăng ký tạm trú, tạm vắng. Nhưng nhiều người không biết bao lâu khi chuyển chỗ ở thì cần phải đăng ký tạm trú, tạm vắng. Vậy khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Tạm trú tạm vắng là gì?

Tạm trú tạm vắng là cụm từ phổ biến được rất nhiều người sử dụng, tuy nhiên đây không phải là cách gọi chính xác. Theo quy định của pháp luật, tạm trú và tạm vắng là 02 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Tạm trú là việc công dân tạm sinh sống ở một nơi khác ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập trong một khoản thời gian nhất định.

Còn tạm vắng được giải thích tại khoản 7 Điều 2 Luật Cư trú 2020 là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng?
Khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng?

 Khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng?

Trường hợp phải đăng ký tạm trú

Điều 27 Luật Cư trú quy định, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.

Thời hạn tạm trú của công dân tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Lưu ý, công dân không được đăng ký tạm trú mới tại các địa điểm sau:

– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm không xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, di tích văn hóa – lịch sử…

– Chỗ ở có toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên đất không đủ điều kiện xây dựng.

– Chỗ ở có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỗ ở có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.

– Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp phải khai báo tạm vắng

Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú, cụ thể:

– Đi khỏi phạm vi hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:

  • Bị can, bị cáo đang tại ngoại;
  • Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang được tại ngoại hoặc hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
  • Người bị kết án phạt tù hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;
  • người đang chấp hành án phạt quản chế hoặc cải tạo không giam giữ;
  • Người được tha tù trước hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
  • Người đang chấp hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Người chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng nhưng đang hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;
  • Người bị quản lý trong thời gian xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng;

– Đi khỏi phạm vi hành chính cấp huyện nơi cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với:

  • Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Người đang phải thực hiện nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

– Đi khỏi phạm vi hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên nếu không thuộc các trường hợp trên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Sinh viên thuê trọ không đăng ký tạm trú bị phạt thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

– Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

– Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, nếu bạn thuê trọ mà không khai báo tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (thông thường bị phạt 200.000 đồng) và bắt buộc phải đi đăng ký tạm trú theo quy định.

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú mới

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú quy định tại điều 27 Luật cư trú 2020. Hiện nay có 2 tường hợp người dân không phải đăng ký tạm trú.

Thứ nhất, thuộc đối tượng đăng ký thường trú.

Thứ hai, Người đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn khác nơi đăng ký thường trú dưới 30 ngày.

Những trường hợp này sẽ thực hiện thủ tục đăng ký lưu trú theo quy định pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến lấy giấy chứng nhận độc thân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam, báo cáo tài chính 3 năm gần nhất…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Xin giấy tạm trú tạm vắng ở đâu?

Người làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi dự kiến tạm trú.

Điều kiện đăng ký tạm trú là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, điều kiện để đăng ký tạm trú sẽ như sau:
– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
– Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
– Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 28 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.