Trường hợp cha mẹ tự ý chuyển nhượng đất của hộ gia đình mà không cho con biết hoặc cho biết nhưng vẫn chuyển nhượng dù không có sự đồng ý của con cái là vấn đề sôi nổi hiện nay. Vậy bạn có thắc mắc khi nào bán đất cần sự đồng ý của con? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn độc
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bán đất là gì?
Bán đất là cách gọi phổ biến của người dân; theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; thì bán đất có tên gọi pháp lý là chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quy định chung về bán đất
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hợp đồng; văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận; hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
Tuy nhiên, người có tên trên Giấy chứng nhận; hoặc người được ủy quyền chỉ được chuyển nhượng khi được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:
“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”
Như vậy, khi Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình sử dụng đất; thì cha mẹ chỉ được chuyển nhượng nếu được các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản được công chứng; hoặc chứng thực.
Trường hợp không cần sự đồng ý của con cái
Trường hợp 1
Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận về cách xác định tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Tiếp theo, căn cứ Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất với tài sản chung như sau:
“Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà phải đăng ký quyền sở hữu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Theo đó, khi vợ chồng cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản thì khi xác lập các giao dịch dân sự thì phải có sự đồng ý; xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của cả hai vợ chồng, trường hợp vợ ;hoặc chồng không thể cùng xác lập giao dịch dân sự đó; thì có thể ủy quyền cho bên còn lại thực hiện giao dịch dân sự. Xong, trong trường hợp này đương nhiên không cần xem xét ý chí của con cái.
Trường hợp 2
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên vợ; hoặc chồng thì đương nhiên quyền định đoạt hoàn toàn thuộc về riêng người vợ/chồng đó. Do vậy, khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng; thì chỉ cần có sự đồng ý và chữ ký của một bên vợ chồng mà không cần sự đồng ý của con cái.
Khi nào bán đất cần sự đồng ý của con?
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT; khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình; thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng chuyển nhượng nếu đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Nói cách khác, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cha mẹ cần sự đồng ý của các con nếu như những người con đó có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ.
Bên cạnh đó, những trường hợp sau đây thì cha mẹ hoàn toàn có quyền chuyển nhượng mà không cần sự đồng ý của các con:
– Quyền sử dụng đất là tài sản chung của cha mẹ.
– Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cha, mẹ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Khi nào bán đất cần sự đồng ý của con?“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Câu hỏi liên quan
Đối với trường hợp tài chung của vợ chồng mà chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng nhưng khi xem xét nguồn gốc có được tài sản thì do vợ, chồng cùng tham gia giao dịch dân sự, cùng lấy tài sản chung của vợ chồng để có được tài sản thì tài sản đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng).
Mặc dù Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình nhưng không đồng nghĩa toàn bộ thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho đối với thửa đất đó. Chỉ có chung quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện
Điều kiện 1: Thành viên trong hộ gia đình có quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi.
Điều kiện 2: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Được thừa kế chung, tặng cho chung, cùng nhau góp tiền nhận chuyển nhượng,…