Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có Sổ đỏ

30/11/2021
Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có Sổ đỏ
346
Views

Việc xác định tranh chấp về lối đi có phải là tranh chấp đất đai hay không rất quan trọng. Đồng thời nhiều trường hợp tranh chấp cũng rất phức tạp. Vậy tranh chấp là gì? Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có Sổ đỏ? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm tranh chấp dân sự?

Tranh chấp dân sự được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản.

Khi tham gia các quan hệ dân sự, tranh chấp xảy ra là điều không ai muốn. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra, làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình và giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai bên, ít tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc là điều tiên quyết cần để ý đến.

Giải quyết tranh chấp là gì?

Giải quyết tranh chấp là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự?

+ Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

+ Hòa giải là việc các bên tiến hành “thương lượng giải quyết tranh chấp” với sự hỗ trợ của người trung gian. Đây cũng được xem là phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hòa toàn dựa trên thiện chí của các bên.

+ Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết. Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

Căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ

Căn cứ này áp dụng khi tranh chấp về lối đi là tranh chấp đất đai.

Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra;

– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đai đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho 01 nhân khẩu tại địa phương;

– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

– Quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có Sổ đỏ

Tranh chấp về quyền mở lối đi qua

Về mặt lý thuyết thì có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, khởi kiện. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa các bên nên trên thực tế khởi kiện là phương thức có hiệu quả nhất.

Tranh chấp về quyền mở lối đi qua là tranh chấp dân sự nên thủ tục giải quyết được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự, bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn

Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề

Tương tự như tranh chấp về quyền mở lối đi qua; về lý thuyết thì có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, khởi kiện; hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để giải quyết nhưng trên thực tế hầu hết các bên lựa chọn những phương thức giải quyết sau:

Hòa giải

Bên thứ ba làm trung gian hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai chủ yếu là trưởng thôn; trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố, công chức địa chính; hoặc đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Phương thức giải quyết tranh chấp này trên thực tế có hiệu quả khá cao; nhất là khu vực nông thôn.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Dù là khởi kiện; hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết thì các bên tranh chấp phải hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất (theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Đây là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc; nếu không hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất; thì sẽ không được khởi kiện luôn tại Tòa án; hoặc nộp đơn luôn để đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có Sổ đ“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Câu hỏi liên quan

Trường hợp hòa giải không thành thì cần làm gì?

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”

Quy định về lối đi qua, lối đi chung?

Theo quy định về lối đi chung được áp dụng về quyền về lối qua. Tức là chỉ khi bất nào chủ sở hữu bất động sản không có lối đi riêng thông ra đường công công và việc mở một lối đi qua đất của người khác là giải pháp cuối cùng để có thể ra tới đường công công. Lúc này chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác có quyền yêu cầu mở lối đi qua đất của họ và người được yêu cầu phải chấp thuận.

Hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp lối đi chung?

Theo luật quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Và việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các bên tranh chấp và nếu vắng mặt 2 lần thì được xem là hòa giải không thành.
Nếu hòa giải thành thì căn cứ theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, mẫu đơn xác nhận lối đi chung và biên bản hòa giải để thực hiện và đây sẽ là căn cứ để sau này các bên không khởi kiện nữa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời