Khi mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn, chứng từ và phiếu bảo hành không?

18/08/2022
664
Views

Xin chào luật sư. Tôi có mua máy tính xách tay tại cửa hàng điện máy. Lúc thanh toán, cửa hàng chỉ đưa phiếu tạm tính tiền nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Nhân viên nói sản phẩm có bảo hành nhưng lại không thấy có phiếu. Nhân viên nói rằng không cần phiếu bảo hành, hư hỏng cứ mang đến cửa hàng sẽ sửa. Nhưng do sợ không có căn cứ gì để bảo hành nên tôi yêu cầu họ phải cung cấp hóa đơn, chứng từ và phiếu bảo hành thì mới mua hàng. Vậy khi mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn, chứng từ và phiếu bảo hành không? Nếu cửa hàng không cung cấp hóa đơn, chứng từ mua hàng thì có bị phạt? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Từ hóa đơn ta có thể biết về thông tin về người cung cấp, thông tin của hàng hóa, dịch vụ thể hiện việc mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Với phiếu bảo hành là một trong các giấy tờ cần thiếu để làm căn cứ giúp khách hàng yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm với những sai sót, hư hỏng về hàng hóa. Có thể thấy các giấy tờ này tương đối quan trọng. Vậy việc cung cấp các giấy tờ này cho khách hàng được quy định như thế nào? Bên bán có buộc phải cung cấp chúng cho khách hàng không? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Khi mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn chứng từ và phiếu bảo hành không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Cơ sở pháp lý

Quy định về hóa đơn, chứng từ hàng hóa

Hóa đơn, chứng từ là gì?

Hóa đơn là chứng từ kế toán không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp hay người kinh doanh nào.

Theo Khoản 1 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định khái niệm hóa đơn, chứng từ như sau:

1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.”

“4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.”

Trong đó hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Các loại hóa đơn, chứng từ

-Hóa đơn quy định gồm các loại sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng

2. Hóa đơn bán hàng

3. Hóa đơn điện tử bán tài sản công .

4. Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia

5. Các loại hóa đơn khác, gồm:

a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;

b) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tài quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng

Đối với chứng từ, có các loại sau:

  • Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
  • Biên lai thuế, phí, lệ phí

Hình thức của hóa đơn, chứng từ

Hóa đơn, chứng từ có thể được xuất ra với những hình thức sau:

– Loại hóa đơn, chứng từ tự in, đặt in: Hình thức này sẽ do các công ty, tổ chức tự in hoặc đặt in để sử dụng

– Loại hóa đơn, chứng từ điện tử:

Hóa đơn điện tử là hóa đơn, có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

Thời điểm lập hóa đơn

Theo Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định, thời điểm lập hóa đơn như sau:

– Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Người mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn, chứng từ và phiếu bảo hành không?

Căn cứ Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về quyền của người tiêu dùng, cụ thể như sau:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, theo quy định trên thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu người bán cung cấp về hóa đơn, chứng từ và phiếu bảo hành đi kèm sản phẩm.

Không cung cấp hóa đơn, chứng từ mua hàng bị phạt như nào?

Khi mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn chứng từ và phiếu bảo hành không?
Khi mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn chứng từ và phiếu bảo hành không?

Trách nhiệm cung cấp hóa đơn, chứng từ, bảo hành

Theo Điều 20 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định:

“Điều 20. Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng.

2. Trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.”

Tại Điều 21 Luật này cũng quy định về trách nhiệm bảo hành như sau:

“Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:

2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;…”

Theo đó người bán trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, phiếu bảo hành, tài liệu liên quan đến giao dịch. Việc không cung cấp các giấy tờ này cho người tiêu dùng là hành vi vi phạm pháp luật.

Xử phạt về hành vi không cung cấp hoá đơn, chứng từ?

Căn cứ Điều 58 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về cung cấp bằng chứng giao dịch. Theo đó:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 2.000.000 đồng:

a) Không viết hoặc cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng hóa đơn, chứng từ hoặc tài liệu liên quan đến giao dịch khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định;

b) Không cho khách hàng, người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu trong trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

Theo đó, khi bên bán không cung cấp hóa đơn, chứng từ mua hàng thì có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 50.000.000 đồng tùy vào giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà bên bán cung cấp.

Không đưa phiếu bảo hành cho khách hàng bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 56 Nghị định Nghị định 98/2020/NĐ-CP, việc không cung cấp phiếu bảo hành bị xử lý như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng:

a) Không cung cấp cho người tiêu dùng Giấy tiếp nhận bảo hành trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành;……

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên.

Theo đó, khi bên bán không cung cấp phiếu bảo hành với hàng hoá có bảo hành cho khách hàng thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 100.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khi mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn, chứng từ và phiếu bảo hành không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo mẫu biên bản hủy hóa đơn giấy cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người bán có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử không?

Từ ngày 01/7/2022, theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
“2. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Thông tư này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, … Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại  Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh khác không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử nếu được thành lập trong thời gian từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022 và chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.

Hóa đơn bán hàng được áp dụng với những tổ chức cá nhân nào?

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
– Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan

Có quyền yêu cầu bên bán đổi hàng được bảo hành không?

Theo Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về trách nhiệm bảo hành của bên bán như sau:
“4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.
5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;”
Theo đó bạn hoàn toàn có thẻ yêu cầu bên bán đổi hành hóa bị hư hỏng theo thỏa thuận các bên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.