Ly hôn và hệ lụy của ly hôn là những thứ có thẻ dễ thấy nhất trong đời sống hiện nay. Và hệ lụy lớn nhất phải gánh chịu đó là những đứa trẻ. Cho dù ở bất kỳ lứa tuổi nào thì việc cha mẹ ly hôn cũng đều có những tác động tâm lý không tốt đối với chúng, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng. Và sau khi ly hôn, việc nuôi con cũng là vấn đề khó giải quyết. Vậy Khi ly hôn con không được sống cùng mẹ trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn là gì
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Trong Ly hôn có ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
+ Ly hôn thuận tình là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
+ Ly hôn đơn phương là trường hợp Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Khi ly hôn con không được sống cùng mẹ trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những trường hợp sau con sẽ không sống cùng mẹ khi ly hôn:
1. Con từ đủ 07 tuổi không muốn ở với mẹ;
2. Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
3. Người mẹ thỏa thuận sẽ không làm người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.
Trên đây là 03 trường hợp con sẽ không sống cùng mẹ sau khi ly hôn. Do vậy nếu người mẹ muốn giành quyền nuôi con thì phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Một là, về điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Đảm bảo chu cấp và đáp ứng đầy đủ trong quá trinh nuôi dưỡng, chăm sóc con.
- Hai là, các yếu tố về tinh thần. Đó là thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ. Đảm bảo đáp ứng đủ những giá trị tinh thần cho con dể con phát triển tốt, toàn diện.
Khi bố mẹ ly hôn con ở với ai?
Khi tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng, mục đích hôn nhân không đạt được họ thường chọn con đường ly hôn để chấm dứt. Theo đó, tại Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn xảy ra hai trường hợp sau:
- Một là, ly hôn thuận tình.
- Hai là, ly hôn đơn phương.
Trong cả hai trường hợp ly hôn trên, Tòa án sẽ mở phiên tòa hòa giải. Trường hợp quá thời gian luật định vẫn không thể hòa giải. Tòa sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con và tài sản chung. Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định cụ thể về độ tuổi của con như sau:
- Con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi): Sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi.
- Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt giành cho con. Trong đó có mặt vật chất (điều kiện kinh tế của bố hoặc mẹ…); và tinh thần (tình cảm giành cho con….).
- Con từ đủ 7 tuổi trở lên: Trường hợp này phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, trường hợp khi vợ chồng ly hôn mà có con chung đủ 7 tuổi trở lên. Tòa án bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ là xem xét, mang tính tham khảo. Bởi lẽ, để được giao quyền nuôi con. Cha mẹ cần đáp ứng đủ điều kiện về các nhu cầu cơ bản của con. Song song đó kết hợp với nguyện vọng của con. Tòa án có thể quyết định người đó là người trực tiếp nuôi con. Trả lời cho câu hỏi khi bố mẹ ly hôn con ở với ai?
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Khi bố mẹ ly hôn con ở với ai? Bên cạnh nghĩa vụ, quyền của cha mẹ trực tiếp nuôi con. Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
- Thứ nhất, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Thứ hai, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Thứ ba, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Người nào không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom; cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Dẫy vậy, khi bố mẹ ly hôn con ở với ai vẫn là vấn đề được các cặp vợ chồng đặt nhiều tranh cãi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Khi ly hôn con không được sống cùng mẹ trong những trường hợp nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng chưa. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Một là, hai vợ chồng thỏa thuận với nhau và thống nhất quyền nuôi con.
Hai là, một trong hai bên không còn đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; bên còn lại có đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Hồ sơ ly hôn cơ bản cần có những giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn đơn phương hoặc Đơn xin ly hôn thuận tình (theo mẫu của Tòa án);
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;
– Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (bản sao chứng thực) của hai bên;
– Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con);
– Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài).