Khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào?

02/06/2022
Khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào?
1118
Views

Chào Luật sư, Dạo gần đây Hà Nội mưa to và kéo dài; dẫn đến nhiều tuyến phố ngập chìm trong biển nước. Những người đi ô tô như tôi cảm thấy rất khó khăn mỗi khi xe chết máy. Khi ấy rất cần có cứu hộ cứu nạn giải cứu những chiếc xe bị mắt kẹt khỏi mưa bão. Luật sư có thể cho tôi biết khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào? được không ạ. Mong luật sư giải đáp giúp cho tôi với ạ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong tình hình mưa bão thất thường như trong tháng 05 gần đây đã dẫn đến việc những chiếc xe ô tô xe máy liên tục chết máy giữa đường; khiến cho việc di chuyển phương tiện lưu thông qua lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng để giải cứu những chiếc xe thoát khỏi biển nước mênh mong bằng cách gọi cứu hộ cứu nạn không phải ai cũng biết.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 83/2017/NĐ-CP

Cứu nạn cứu hộ là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì:

– Cứu nạn: Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

– Cứu hộ: Là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.

Nguyên tắc hoạt động cứu nạn cứu hộ

– Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

– Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

– Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

Phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ

– Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:

  • Sự cố, tai nạn cháy;
  • Sự cố, tai nạn nổ;
  • Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
  • Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
  • Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
  • Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
  • Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
  • Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
  • Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

– Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (sau đây viết gọn là Nghị định số 30/2017/NĐ-CP); cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào?
Khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào?

Các hành vi nghiêm cấm trong cứu hộ cứu nạn

– Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi.

– Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, cứu nạn, cứu hộ.

– Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả.

– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ.

– Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân.

Lực lượng làm công tác cứu nạn cứu hộ

– Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

– Lực lượng dân phòng,

Khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào?

Khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào? Đây là câu hỏi không phải ai cũng trả lời được.

Khi các bạn cần sự trợ giúp về tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong các tình huống chủ yếu do thiên tai gây nên như bão lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở…; hoặc những trường hợp trên sông, trên biển do tàu bè bị chìm, bị trôi dạt, bị hư hỏng mất phương hướng thì các bạn hãy gọi đến đầu số 112. Tổng đài 112 tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước. Khi đó tổng đài 112 sẽ gửi thông tin về cho đội tìm kiếm cứu nạn ở địa phương bạn và sẽ đến cứu bạn một cách sớm nhất có thể.

Khi bạn gặp phải các tai nạn bất ngờ như hỏa hoạn; cháy nổ hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy, dưới hầm mỏ; … thì hãy gọi đến số tổng đài gọi cứu hỏa, cứu nạn 114 trong những trường hợp khẩn cấp này nhé. Khi đó tổng đài 114 sẽ chuyển thông tin nhanh nhất đến đổi cứu hoả cứu nạn tại địa phương bạn để nhanh chóng tiến hành giải cứu bạn.

Như vậy:

  • Cứu hộ: Gọi Tổng đài 112
  • Cứu nạn: Gọi Tổng đài 114

Ngoài ra đối với nếu bạn muốn cứu hộ ô tô bạn có thể liên hệ những địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: TỔNG ĐÀI CỨU HỘ 119 số điện thoại 0915.119.119
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: CỨU HỘ SÀI GÒN số điện thoại 0909 123 123 hoặc Tổng đài 1900 1050

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Khi cần cứu nạn cứu hộ gọi số nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục giấy khai sinh bản chính; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Kinh phí chi cho công tác cứu nạn cứu hộ

– Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi mua sắm phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ; và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ;
b) Chi sự nghiệp gồm: Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của các lực lượng cứu nạn, cứu hộ; chi cho đào tạo; bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng cứu nạn; cứu hộ; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ; chi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn; cứu hộ mà bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan; chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ.
– Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước; hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ

– Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn; cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo mức hưởng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 19 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP. Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
– Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn; cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp; được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc trong môi trường độc hại; và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ hiện hành.
Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trang thiết bị cứu hộ cứu nạn?

– Trang bị phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ:
a) Lực lượng Cảnh sát phòng cháy; chữa cháy và cứu nạn; cứu hộ được trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và trang phục chuyên dùng phục vụ yêu cầu; nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ;
b) Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn; cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cơ sở do cơ quan, tổ chức; cơ sở trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh; và yêu cầu của công tác cứu nạn; cứu hộ tại cơ quan, tổ chức, cơ sở;
c) Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn; cứu hộ của lực lượng dân phòng do Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phù hợp với tính chất; đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh; sinh hoạt và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý.
– Phương tiện chuyên dùng; và phương tiện khác phục vụ cho công tác cứu nạn; cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý; bảo quản, vận chuyển, sử dụng theo quy định của pháp luật; và hướng dẫn của Bộ Công an.
– Phương tiện chuyên dùng cho công tác cứu nạn; cứu hộ được nghiên cứu, sản xuất trong nước; hay nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng; và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và điều kiện của Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.