Khám xét nhà trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

30/12/2021
Khám nhà người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào
803
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi có một thắc mắc mong muốn được luật sư giải đáp. Hàng xóm của tôi vì tưởng tôi ăn cắp gà nhà họ nên đã sang khám xét nhà tôi mà tôi chưa đồng ý. Tôi tìm hiểu trong Luật Hình sự thì hành vi khám xét nhà trái pháp luật của hàng xóm nhà tôi sẽ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 158; vì và có thể chịu hình phạt là 3 tháng đến 2 năm tù có đúng không; tôi có thể gửi đơn tố giác đến công an không? Xin cảm ơn Luật sư

Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi, Luật sư 247 xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Việc khám xét nhà trái pháp luật của người hàng xóm nhà bạn sẽ có thể thuộc trường hợp phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Thế nào là xâm phạm chỗ ở của người khác

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở; đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm; nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.

Yếu tố cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể hành vi khám xét nhà trái pháp luật bị xử lý hình sự là người đủ 16 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội xâm phạm chỗ ở của công dân là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Quyền này được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013.

Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân còn được cụ thể hoá bởi những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự tại Điều 7 (đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; không ai được xâm phạm chỗ ở của công dân. Việc khám xét chỗ ở phải theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự); Điều 115 (căn cứ khám chỗ ở); Điều 116 (Thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở); Điều 118 (Khám chỗ ở).

Mặt khách quan

Người phạm tội xâm phạm chỗ ở của công dân có thể có các hành vi như: khám xét chỗ ở; đuổi người ra khỏi chỗ ở của họ hoặc hành vi khác xâm phạm chỗ ở.

Khám xét chỗ ở là hành vi lục soát, tìm kiếm những gì mà người khám có ý định tìm kiếm trong phạm vi chỗ ở của người khác. Nếu khám xét là một hoạt động điều tra, thì việc khám xét là để tìm kiếm và thu hồi công cụ, phương tiện phạm tội (vật chứng), đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc để phát hiện người phạm tội đang lẩn trốn hoặc có lệnh truy nã.v.v…

Khám xét nhà trái pháp luật là khám xét mà không được pháp luật cho phép như: không có lệnh khám xét chỗ ở; tuy có lệnh nhưng lệnh đó không hợp pháp hoặc khi thực hiện việc khám không đúng thủ tục… Muốn biết trường hợp nào là khám xét chỗ ở trái phép thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về trường hợp được khám chỗ ở. Việc khám xét chỗ ở có liên quan đến hành vi phạm tội; được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; còn việc khám chỗ ở có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính; được tiễn hành theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính

Mặt chủ quan

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân được thực hiện do cố ý trực tiếp; tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi khám xét nhà trái pháp luật; thấy trước được hậu quả của hành vi đó; và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra.

Hình phạt

– Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các hành vi phạm tội sau đây:

  • Phạm tội có tổ chức. Được hiểu là trường hợp phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật).

– Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên; tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Giải quyết tình huống

Như đã trình bày ở trên, hàng xóm của bạn sẽ phải chịu mức phạt là 3 tháng đến 2 năm tù. Cụ thể là điểm a khoản 1 điều 158.

Việc hàng xóm của bạn phải chịu mức án bao nhiêu năm tù; trên thực tế còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố về tình tiết tăng nặng; tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm nên trước khi ra quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội; thẩm phán phải cân nhắc rất nhiều yếu tố để ra bản án. Vì thế với những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi không đủ căn cứ để đưa ra mức hình phạt đối với hàng xóm của bạn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về: “Khám xét nhà trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?. Nếu bạn cần hỗ trợ các dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Như thế nào là đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ?

Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn bất kỳ nào. Nhằm buộc người khác miễn cưỡng phải rời khỏi chỗ ở trái với ý muốn của họ.

Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là gì?

Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi của người không có thẩm quyền, nhiệm vụ. Nhưng vì động cơ riêng tư đã tự ý vào lục soát, khám xét chỗ ở của người khác; hoặc hành vi của người có thẩm quyền, nhiệm vụ khám chỗ ở. Nhưng không chấp hành đúng những quy định về căn cứ, tiến hành khám xét,…

Những trường hợp nào được khám xét chỗ ở của người dân?

Khám xét chỗ ở theo qui định:
Điều 140 – căn cứ khám chỗ ở của công dân;
Điều 141 – thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân;
Điều 143 – Nội dung khám chỗ ở của công dân.
Khám xét chỗ ở theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, gồm: Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện; thẩm quyền khám xét nơi cất giấu tang vật phương tiện.
Như vậy, khám xét chỗ ở của công dân ngoài những quy định pháp luật nêu trên; được coi là khám xét trái pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.