Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác thì có bị ngừng sử dụng hóa đơn

17/09/2022
Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác thì có bị ngừng sử dụng hóa đơn
279
Views

Vì nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác. Vậy theo quy định, việc khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác thì có bị ngừng sử dụng hóa đơn không? Trường hợp nào bắt buộc phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định năm 2022? Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Khai khống hóa đơn là gì?

Khai khống hóa đơn được hiểu là việc lập hóa đơn nhưng nội dung của một phần hoặc toàn bộ hóa đơn không đúng sự thật. Theo quy định, đây là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, không tuân thủ quy định pháp luật về hóa đơn được thể hiện dưới 03 hình thức như sau:

  • Hóa đơn giả: Là các hóa đơn được in, tạo ra theo khuôn mẫu hóa đơn khác đã được phát hành hoặc trùng số của một ký hiệu hóa đơn.
  • Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng: Hóa đơn được tạo ra nhưng chưa thông báo phát hành.
  • Hóa đơn hết giá trị sử dụng: Là hóa đơn đã được thông báo phát hành nhưng tổ chức/cá nhân không sử dụng nữa, hóa đơn bị mất sau khi phát hành và đã thông báo mất với cơ quan thuế, hóa đơn đã ngừng sử dụng mã số thuế.

Trường hợp nào bắt buộc phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử năm 2022?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;

– Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác thì có bị ngừng sử dụng hóa đơn
Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác thì có bị ngừng sử dụng hóa đơn

– Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

– Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác thì có bị ngừng sử dụng hóa đơn không?

Căn cứ quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngừng sử dụng hóa đơn như sau:

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:

e) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

…”

Như vậy, có thể thấy không phải mọi hành vi khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác đều bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế. Theo quy định, chỉ hành vi khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác giúp người đó chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân nếu bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế thì sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế, bao gồm cả hóa đơn điện tử có mã và không có mã.

Các hành vi khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác sẽ bị xử phạt theo quy định.

Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp Khai khống hóa đơn điện tử không nhằm mục đích trốn thuế

Theo quy định, tất cả những trường hợp sử dụng hóa đơn khống không vì mục đích trốn thuế hay gian lận thuế thì đều phải chịu hình phạt từ 20 – 50 triệu đồng.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, mức phạt này sẽ không áp dụng với những hành vi sau đây:

– Cá nhân, tổ chức không tiến hành kê khai đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn

– Không tiến hành thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan chức năng trước khi đưa vào sử dụng.

Trường hợp Khai khống hóa đơn điện tử với mục đích trốn thuế

Có 2 mức phạt đối với hành vi trốn hoặc gian lận thuế khác nhau đó là: Hành vi trốn hoặc gian lận thuế dưới 100 triệu đồng và hành vi trốn và gian lận thuế với số tiền trên 100 triệu đồng.

Xử phạt với mức gian lận thuế dưới 100 triệu đồng

Khi doanh nghiệp có hành vi và được xác định là trốn thuế hoặc gian lận thuế dưới 100 triệu đồng thì sẽ tùy vào số lần vi phạm mà có các mức phạt khác nhau. Cụ thể:

– Phát hiện vi phạm: Phạt tiền 1 lần tính theo số tiền mà doanh nghiệp đã trốn hoặc gian lận thuế, đương nhiên mức phạt này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp vi phạm lần đầu.

– Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm lần đầu nhưng có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 2 có tình tiết giảm nhẹ: Mức phạt sẽ là 1,5 lần tính trên số tiền thuế được xác định là đã trốn hoặc gian lận

– Với các doanh nghiệp vi phạm lần 2 có tình tiết tăng nặng hoặc lần 3 nếu tình tiết giảm nhẹ: Bị xử phạt 2 lần tính theo số tiền xác định là trốn hoặc gian lận thuế

– Trường hợp doanh nghiệp vi phạm lần 2 nhưng chỉ có 1 tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 3 nhưng không có tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền 2,5 lần tính theo số tiền đã xác định là trốn hoặc gian lận thuế.

– Trường hợp vi phạm lần 2 với 2 tình tiết tăng nặng trở lên, lần 3 với tình tiết tăng nặng, hoặc lần 4 trở đi: Bị phạt tiền gấp 3 lần dựa theo số tiền được xác định là trốn hoặc gian lận thuế

Xử phạt khi gian lận thuế trên 100 triệu đồng

Với các hành vi được xác định là trốn hoặc gian lận thuế số tiền trên 100 triệu đồng thì sẽ có các mức phạt như sau:

– Các cá nhân trước đó đã từng bị phạt tiền từ 100 – 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng: Bị phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm

– Các trường hợp phạm tội trốn thuế theo quy định tại Khoản 2, Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13: Phạt tiền từ 500 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 – 3 năm

– Các trường hợp phạm tội trốn thuế số tiền trên 1 tỷ: Mức phạt sẽ dao động từ 1,5 – 4,5 tỷ đồng hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 2 – 7 năm theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác thì có bị ngừng sử dụng hóa đơn. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mã tra cứu hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử không?

Theo quy định, Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế.

Khai khống hóa đơn điện tử giúp người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nếu các cá nhân, tổ chức sử dụng hóa đơn khống nhằm trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội trốn thuế quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Theo đó, xuất hóa đơn khống nhằm mục đích trốn thuế có thể ngồi tù đến 7 năm và kèm thêm các mức phạt tương ứng.

Doanh nghiệp đã ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có được sử dụng hóa đơn lại không?

Theo quy định, doanh nghiệp đã ngừng sử dụng hóa đơn điện tử trong một vài trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc khi có thông báo của cơ quan chức năng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.