Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không ít khách sạn phải đóng cửa cho nhân viên nghỉ; nên hiện tại, không ít người lao động là nhân viên khách sạn bị mất việc làm. Khách sạn đóng cửa do dịch nhân viên được hỗ trợ thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nghị quyết 68;
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg;
Quyết định 1900/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung tư vấn
Tình huống
Chào luật sư,
Tôi từng công tác tại một khách sạn nhỏ ở Lâm Đồng. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, khách sạn nơi tôi làm việc phải đóng cửa nên bản thân tôi cũng bị cho nghỉ việc. Với trường hợp của tôi thì có được nhận hỗ trợ theo nghị quyết 68 không? Nếu có thì tôi sẽ được nhận hỗ trợ bao nhiêu?
Mong luật sư giải đáp!
Khách sạn đóng cửa do dịch nhân viên được hỗ trợ thế nào?
Trường hợp có tham gia BHXH và phải tạm hoãn hợp đồng
Trường hợp có tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định; và phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc ngừng việc; thì người lao động được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Điều kiện nhận hỗ trợ:
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động; từ 15 ngày liên tục trở lên; tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương.
Có 2 mức hỗ trợ 1 lần tương ứng như sau:
- 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).
- 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
Ngoài ra, người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Trường hợp lao động tự do, không có giao kết hợp đồng lao động
Trường hợp lao động tự do, không có giao kết hợp đồng lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị mất việc làm, không có thu nhập; thì người lao động được hỗ trợ theo quy định Quyết định 1900/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Điểm b khoản 2 điều 1 của quyết định 1900/QĐ-UBND có quy định về đói tượng nhận hỗ trợ như sau:
Lao động tự do: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động; cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị mất việc làm; không có thu nhập, làm một trong các công việc sau:
b) Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: Ăn uống; lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt, uốn tóc, làm móng, gội đầu); karaoke, vũ trường, quán bar, phòng trà, rạp chiếu phim; cơ sở massage, xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử; cơ sở tập gym, bi da, yoga, golf, hồ bơi;
Trường hợp bạn làm việc ở khách sạn cũng thuộc lĩnh vực du lịch; thì có thể xem xét thuộc đối tượng này.
Định mức hỗ trợ 1 lần cho đối tượng này như sau:
- Đối tượng là cá nhân: 1.500.000 đồng/người/lần.
- Đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo: 1.500.000 đồng/hộ/lần.
Từ ngày UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt chính sách đến hết ngày 31/12/2021; sau đso thực hiện giải ngân hỗ trợ 1 lần cho người lao động.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc hỗ trợ: Bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không trùng lắp, một đối tượng chỉ nhận một chính sách hỗ trợ cao nhất, không để trục lợi, lợi dụng chính sách.
– Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
– Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định này.
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19