Tôi vừa đọc tin tức thấy vụ một thanh niên lừa hàng trăm sinh viên làm hồ sơ mua hàng để vay ngân hàng và chiếm đoạt tài sản. Vậy người này sẽ bị xử lý như thế nào? Khi rơi vào trường hợp này thì bị hại nên làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Gần đây dư luận đang xôn xao về vụ việc hàng trăm sinh viên ở Cần Thơ bỗng dưng mắc nợ do bị kẻ gian lừa làm hồ sơ mua hàng trả góp. Vậy cụ thể sự việc ra sao? Kẻ lừa đảo hàng trăm sinh viên này có thể phải chịu trách nhiệm gì? Xử lý như thế nào đối với kẻ phạm tội? Cần làm gì khi bị kẻ gian lừa đảo chiểm đoạt tài sản? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Kẻ lừa đảo hàng trăm sinh viên ở Cần Thơ bị xử lý như thế nào?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Tóm tắt vụ việc
Mới đây nhiều sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng ở Cần Thơ đã đồng đứng đơn gửi đến Công an quận Ninh Kiều tố cáo bị một thanh niên lừa vay tiền mua hàng trả góp. Theo đơn tố cáo, từ năm 2020 đến năm 2022; có một người tên Trương Quang Anh Đức (SN 2000) chủ động đến tìm và giới thiệu bản thân đang chạy doanh số cho cửa hàng Thế giới di động và cửa hàng FPT Shop. Đức nói đang thiếu doanh số nên đề nghị các sinh viên giả làm khách hàng đăng ký mua sản phẩm. Đức sẽ trả tiền công 400.000 ngàn đồng/ mỗi người. Nếu giới thiệu thêm bạn bè và hồ sơ đậu thì nhận thêm được 150.000 đồng/hồ sơ. Đức khẳng định hồ sơ trả góp được duyệt sẽ được hệ thống hủy sau 2 ngày.
Tin tưởng đối tượng này, các sinh viên đã cùng Đ. đến cửa hàng làm thủ tục mua trả góp nhưng thực chất không nhận sản phẩm nào. Thời gian sau, các sinh viên bất ngờ nhận được các cuộc gọi khủng bố, tin nhắn đòi nợ từ các công ty tài chính, thì mới tá hỏa phát hiện mình bị lừa. Còn Đ. thì cắt toàn bộ liên lạc.
Sau khi xác minh vụ việc, Công an quận Ninh Kiều xác định Đ. đã bỏ trốn khỏi địa phương. Đến 4-6, đối tượng này đã ra đầu thú và bước đầu và thừa nhận đã lừa đảo hàng trăm sinh viên bằng thủ đoạn như trên với tổng số tiền khoảng 4 tỷ đồng.
Kẻ lừa đảo sinh viên sẽ bị xử lý như thế nào?
Với các thông tin trên; bước đầu có thể xác định kẻ này phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vi lợi dụng, lừa đảo các sinh viên; quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Trong đó Điều luật này nêu rõ; người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối với vụ việc trên; với hành vi lừa đảo; lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của hàng trăm sinh viên để chiếm đoạt thu lợi lên tới gần 4 tỷ đồng thì đối tượng Đức có thể phải đối mặt với mức án với khung hình phạt tăng nặng ở mức khung 4 của tội danh này:
Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân với trường hợp trường hợp:
“Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;”
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tuy nhiên để xác đinh mức hình phạt cụ thể áp dụng với đối tượng này; cần phải qua quá trình điều tra, làm sáng tỏ của cơ quan chức năng; dựa trên đặc điểm nhân thân; tình tiết tăng nặng; giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để Tòa án quyết định hình phạt với người phạm tội.
Người dân phải làm gì khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Sự việc này không phải là mới và trên thực tế xảy ra rất nhiều; tuy nhiên khi gặp phải tình huống này thì chắc hẳn ai cũng lúng túng.
Theo đó; việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo là thu thập tất cả các thông tin như đối tượng có hành vi lừa đảo, nội dung tin nhắn, số điện thoại,… để làm căn cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi có đầy đủ thông tin, căn cứ chứng minh về việc lừa đảo; người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú xã, phường ( nơi thường trú hoặc tạm trú) để tố tác tội phạm; hoặc có thể đến công an huyện trình báo.
Người tố giác cần chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ sau khi đi trình báo:
– Bản sao công chứng CMND/Căn cước công dân của bị hại
– Các căn cứ chứng minh cho việc bị lừa đảo tài sản. Có thể là video, hình ảnh, ghi âm, tin nhắn, sao kê ngân hàng,…. có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội.
– Nếu biết rõ người phạm tội thì có thể cung cấp các thông tin về người phạm tội như: Họ tên; nơi cứ trú; hình ảnh; thông tin nhân thân;…
Điều này sẽ giúp công an bước đầu xác định đây có phải tội phạm không? Nếu có dấu hiệu tội phạm cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và tiến hành xác minh; điều tra để xử lý. Trường hợp chưa đến mức truy cứu hình sự và vẫn có dấu hiệu lừa đảo thì người này có thể bị xử phạt hành chính.
Mua hàng online nhưng khi nhận hàng lại toàn đồ bỏ đi thì có phải lừa đảo?
Bên cạnh các thủ đoạn đa dạng của kẻ lừa đảo thì hiện nay việc lừa đảo qua mạng diễn ra cũng vô cùng phổ biến. Nhiều trường hợp đặt hàng online; chủ shop tư vấn, gửi hình ảnh sản phẩm một kiểu; nhưng khi nhận hàng thì sản phẩm lại lỗi và nhiều khi không thể dùng được. Đây cũng chính là một dạng hành vi lừa đảo.
Theo đó người bán hàng gửi ảnh và tư vấn cho khách với những mặt hàng chất lượng; tuy nhiên hàng nhận lại khác xa. Người bán hàng đã gian dối người mua với những hình ảnh đẹp mắt để họ mua hàng chuyển tiền; sau đó khi nhận hàng không được kiểm hàng nên người mua không thể kiểm tra chất lượng. Và sau đó khi đã thanh toán nhận hàng thì mới phát hiện hàng không đúng như tư vấn. Tùy thuộc vào giá trị đơn hàng thì người này có thể bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên.
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định; phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tuy nhiên vì mua hàng qua mạng nên thông tin về người bán thường mơ hồ; và giá trị của các đơn hàng thường không quá lớn; người mua không muốn mất thời gian xử lý cũng như sợ thủ tục tố tụng phức tạp; nên nhiều trường hợp bỏ qua và không truy cứu.
Video Luật sư 247 đề đề cập vấn đề lừa đảo sinh viên mua hàng trả góp bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Kẻ lừa đảo hàng trăm sinh viên ở Cần Thơ bị xử lý như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, Tố giác tội phạm được hiểu là sự tố cáo của công dân về những hành vi nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm.
Theo Khoản 2 Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.“
Theo đó đơn tố cáo có thể được gửi đến một trong các cơ quan trên để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên để nhanh chóng nhất; bạn nên gửi lên công an cấp quận huyện để được xử lý kịp thời.
Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh, Công an Thành phố đã công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể kịp thời trình báo khi bị chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng Internet là số 0283.8413744 hoặc 0693187680