Trong một cuộc hôn nhân việc ly hôn lag bước cuối cùng mà cả hai bên đều không mong muốn. Khi tất cả đã cố gắng hết sức đẻ cứu vãn nhưng không thể giữ được cuộc hôn nhân này thì ly hôn là lựa chọn cuối cùng của họ tại thời điểm đó. Trên thực tế thì ly hôn đã và đang và sẽ diễn ra rất nhiều với hậu quả tốt hoặc xấu. Một trong những vấn đề được quan tâm đến nhất trước khi ly hôn và sau khi ly hôn đó là việc chia tài sản ra sao? Ngoài ra nếu vợ chồng thỏa thuận được việc chia tài sản thì cần phải có mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn để nộp lên Tòa. Từ đó Tòa án sẽ dựa vào đó giải quyết vấn đề tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung trừ các trường hợp:
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn
Một số lưu ý khi soạn mẫu văn bản thỏa thuận tài sản vợ chồng sau ly hôn
Trong mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được viết căn cứ theo Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
– Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận trên yếu tố bình đẳng công bằng chia một phần của tài sản hoặc toàn bộ tài sản chung, ngoại trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; trong trường hợp không thỏa thuận được thì hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Tất cả các thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung được lập thành văn bản, hay còn gọi là đơn chia tài sản sau ly hôn. Tuy nhiên, văn bản này không bắt buộc phải được công chứng, tùy theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật bắt buộc phải công chứng.
– Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu giải quyết vấn đề chia tài sản chung do không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung của dựa vào quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.
Theo những quy định trên, ta thấy rằng việc làm đơn chia tài sản sau ly hôn là thủ tục bắt buộc, và việc này phải có sự thỏa thuận cũng như xác thực của cả hai bên. Nếu hai vợ chồng có cùng thỏa thuận sẽ công chứng biên bản thỏa thuận này thì văn bản sẽ được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
“Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Việc phân chia tài sản sẽ có hiệu lực kể từ ngày bản án ly hôn hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải được lập thành văn bản. Nếu vợ chồng có yêu cầu thì văn bản thỏa thuận tài sản chung có thể được công chứng theo quy định. Việc công chứng sẽ nâng cao giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận giữa hai vợ chồng, việc công chứng văn bản thỏa thuận này tuy không bắt buộc nhưng khuyến khích công dân nên công chứng để trong trường hợp sau này có xảy ra tranh chấp cũng có cơ sở pháp lý rõ ràng và cụ thể hơn cả.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn thủ tục trích lục ghi chú ly hôn
- Sau ly hôn bao lâu thì có quyết định của tòa án?
- Nhà chưa có sổ đỏ sau ly hôn có chia được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư 247 tư vấn về “Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư 247 luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư 247 tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bản sao Quyết định hoặc bản án ly hôn;
Bản sao chứng minh nhân dân của hai bên;
Bản sao sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy tạm trú, đơn xác nhận nơi cư trú;
Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, nhà đất chung (nếu có).
Và một số loại giấy tờ khác liên quan.
Thẩm quyền của Tòa án giải quyết yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà vợ hoặc chồng của người yêu cầu đang cư trú. Có thể là nơi người nộp đơn yêu cầu khi hai bên vợ chồng thỏa thuận được Tòa án giải quyết là nơi cư trú của người yêu cầu.
Lưu ý: Trường hợp tài sản yêu cầu Tòa án giải quyết là bất động sản do không có quan hệ tranh chấp hôn nhân và nuôi con chung nên thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản tranh chấp. (Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Căn cứ theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mức án phí ly hôn thuận tình không có tranh chấp về giá ngạch được quy định là 300.000 đồng.