Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc mà công dân Việt Nam phải tham gia mà không có sự phân biệt về độ tuổi, giới tính, địa vị xã hội,… Theo quy định pháp luật, mỗi công dân chỉ có một thẻ bảo hiểm y tế duy nhất. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp một người có nhiều hơn một thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp đó thì công dân sở hữu nhiều hơn một thẻ bảo hiểm y tế thì phải đóng tiền đủ với số thẻ mà mình sở hữu. Nhiều người thắc mắc cách tra số thẻ bảo hiểm y tế bằng CMND như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014;
- Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020.
Thẻ bảo hiểm y tế được quy định ra sao?
Thẻ bảo hiểm y tế là một loại thẻ bảo hiểm rất quen thuộc với chúng ta. Trên thẻ bảo hiểm y tế sẽ thể hiện được những thông tin cơ bản như họ và tên, ngày tháng năm sinh, thời hạn sử dụng, ngày cấp,… Mỗi thẻ bảo hiểm y tế sẽ có thời hạn sử dụng. Khi hết thời hạn này thì người dùng phải mua thẻ mới hoặc gia hạn thẻ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
- Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
- Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
- Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.”
Tra cứu bảo hiểm y tế để làm gì?
Hiện nay, người dân không cần phải mất nhiều thời gian, chi phí để tra cứu thẻ bảo hiểm y tế. Để tra cứu thẻ bảo hiểm y tế thì người dân chỉ cần điền một số thông tin cơ bản là có thể tra cứu được. Việc tra cứu này là hoàn toàn miễn phí và được cung cấp bởi cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu người dân gặp trở ngại về việc tra cứu thì sẽ được nhân viên hướng dẫn rõ ràng.
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với một số đối tượng nhất định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp thẻ để xuất trình khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hưởng tỷ lệ thanh toán bảo hiểm tương ứng với đối tượng tham gia.
Để biết đầy đủ và chính xác các thông tin bảo hiểm y tế của mình, bạn đọc cần nắm được cách tra bảo hiểm y tế.
Thông qua việc tra cứu bảo hiểm y tế, người dân sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cung cấp các thông tin bảo hiểm miễn phí bao gồm:
- Quá trình tham gia bảo hiểm y tế.
- Hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế điện tử.
- Mã số thẻ bảo hiểm y tế.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế.
- Thông tin về lịch sử khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế…
Quy định về mẫu và hình thức của thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
Mỗi thẻ bảo hiểm y tế sẽ thể hiện những thông tin của chủ sở hữu thẻ. Tuy nhiên, mỗi thẻ bảo hiểm y tế sẽ có mẫu và hình thức thể hiện như nhau, cụ thể có mẫu và hình thức theo quy định của Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020. Tại Quyết này có quy định cụ thể kích thước, chất liệu, nội dung mặt trước, mặt sau của thẻ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
“Điều 2. Phôi thẻ BHYT có kích thước, chất liệu và các hình thức như sau:
1. Kích thước: chiều dài 85,60 mm, rộng 53,98 mm, theo khung viền mép ngoài của thẻ.
2. Chất liệu: sử dụng giấy trắng định lượng 180g/m2, đảm bảo độ bền, độ bóng.
3. Hình thức: nền màu trắng, ở giữa in mờ logo biểu tượng Bảo hiểm xã hội (BHXH) màu xanh cô ban với những vòng tròn xung quanh lan tỏa, màu sắc giảm dần, khoảng cách từ tâm biểu tượng BHXH Việt Nam đến vòng tròn ngoài cùng là 14 mm; bên ngoài có khung viền nét đôi màu xanh cô ban.
3.1. Mặt trước:
a) Tiếp giáp với lề trái:
Trên cùng in logo biểu tượng của Ngành BHXH, đường kính 07 mm, có sử dụng chất liệu phản quang (chống làm giả).
b) Tiếp giáp với lề phải:
– Trên cùng có dòng chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM” và đường kẻ chân màu xanh cô ban, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 07.
– Tiếp dưới là dòng chữ “THẺ BẢO HIỂM Y TẾ” màu đỏ, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 09.
– Dấu phiên hiệu của BHXH Việt Nam được in sẵn trên phôi thẻ BHYT, đường kính 15 mm màu đỏ, có sử dụng chất liệu phản quang. Vị trí từ mép trong khung viền bên phải của thẻ đến mép ngoài của dấu là 16 mm, từ mép trong khung viền bên dưới của thẻ đến mép ngoài của dấu là 01 mm.
3.2. Mặt sau:
– Trên cùng in dòng chữ “NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý” màu đen, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 09.
– Tiếp dưới in các dòng chữ màu đen, font chữ Tahoma, kiểu chữ in thường, nghiêng, cỡ chữ 07, với nội dung như sau:
“1. Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu không có ảnh phải xuất trình cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Riêng trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ xuất trình thẻ BHYT.
2. Mỗi người tham gia BHYT được cấp một thẻ với mã số BHXH duy nhất. Sử dụng mã số BHXH và đăng ký giao dịch tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để tiếp tục tham gia BHYT, cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT, kiểm tra chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT được hưởng.
3. Để biết thông tin thẻ BHYT, truy cập địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn hoặc nhắn tin theo cú pháp: BH THE {mã số BHXH} gửi 8079.
4. Mọi vướng mắc xin liên hệ BHXH tỉnh, huyện nơi cấp thẻ hoặc tổng đài 19009068 để được hỗ trợ, giải đáp.
5. Thẻ BHYT phải bảo quản cẩn thận, không cho người khác mượn thẻ. Trường hợp mất, hỏng thẻ cần thông báo kịp thời cho cơ quan BHXH.”
– Dọc theo đường viền mép phải của thẻ BHYT in “số serial” của phôi thẻ BHYT màu đỏ có sử dụng chất liệu phản quang, font chữ Tahoma, chỉ số “co” từ 6 đến 8, gồm 10 ký tự (theo số tự nhiên từ 0000000001 đến 9999999999).“
Thẻ bảo hiểm y tế ghi địa chỉ nơi cư trú có đúng pháp luật hay không?
Nhiều người cho rằng nếu ghi địa chỉ nơi cư trú lên thẻ bảo hiểm y tế thì không đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì trên thẻ bảo hiểm y tế sẽ không có ghi địa chỉ cư trú của người sử dụng thẻ mà chỉ ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính và một số thông tin khác theo quy định của Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
“Điều 3. Thông tin in trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng gồm:
1. Tiêu thức quản lý người tham gia BHYT
1.1. Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.
1.2. Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
1.3. Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.
1.4. Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
1.5. Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
1.6. Mã nơi đối tượng sinh sống: in (02 ký tự: K1/K2/K3) ký hiệu nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ký hiệu nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
1.7. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: in tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu do người tham gia BHYT đăng ký.
1.8. Giá trị sử dụng: in giá trị sử dụng thẻ từ ngày …/…/…
1.9. Thời điểm đủ 05 năm liên tục: in từ ngày …/…/… tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục theo quy định hiện hành, cụ thể:
– Những người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.
– Từ ngày 01/01/2015 trở đi, những người tham gia BHYT chưa đủ hoặc bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ 6.
1.10. Nơi cấp, đổi thẻ BHYT: in tên địa danh của huyện và tỉnh nơi cơ quan BHXH in cấp, đổi thẻ BHYT cho người tham gia.
1.11. Chữ ký: in chức danh, chữ ký quét và họ tên của Trưởng Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ (hoặc người đứng đầu đơn vị thuộc BHXH Việt Nam được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao ký thừa lệnh).
1.12. Vị trí dán ảnh: in khung trống nét đơn màu đen kích thước 20mm x 30mm để chờ dán ảnh.
1.13. Vị trí mã vạch: in mã vạch hai chiều (chứa các thông tin trên thẻ và chuỗi ký tự kiểm tra).
2. Chất lượng mực in: mực in nguyên bản của nhà sản xuất (không sử dụng mực đồ lại) phù hợp với các loại máy in do BHXH các cấp đang sử dụng để in thẻ BHYT.
3. Thẻ được ép plastic sau khi in.”
Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định về việc ghi địa chỉ thường trú của người đăng ký thẻ bảo hiểm y tế lên thẻ, chỉ yêu cầu về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Cho nên, việc bạn ghi thông tin địa chỉ nhà hay công ty theo quan điểm của ban tư vấn thì sẽ không ảnh hưởng gì tới quyền lợi khi đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế của bạn nhé.
Hướng dẫn tra số thẻ bảo hiểm y tế bằng CMND
Hiện nay, có nhiều cách để tra cứu số thẻ bảo hiểm y tế, trong đó có cách tra cứu số thẻ bảo hiểm y tế bằng CMND. Việc tra cứu thẻ bảo hiểm y tế bằng CMND khá đơn giản vì người dân chỉ cần có một chiếc điện thoại thông tin/laptop có thể kết nối với Internet là có thể tra cứu được. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể khi tra cứu số thẻ bảo hiểm y tế bằng CMND:
Bước 1: Truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Chọn “Tra cứu mã số BHXH”
Bước 4: Nhập thông tin để tra cứu mã số BHXH
Khi nhập thông tin cần lưu ý:
(1): Nhập tỉnh/thành phố của người cần tra cứu mã số BHXH;
(2): Phải nhập ít nhất 1 trong các thông tin (Số CMND, Ngày sinh, Mã số BHXH) để tra cứu thông tin;
(3): Họ và tên của người cần tra cứu mã số BHXH.
Sau khi bạn nhập đủ thông tin, tích chọn “Tôi không phải là người máy” rồi ấn “Tra cứu” màn hình sẽ hiển thị kết quả tra cứu.
Khuyến nghị
Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề tra số thẻ bảo hiểm y tế bằng CMND chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Hướng dẫn tra số thẻ bảo hiểm y tế bằng CMND đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là phí sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?
- Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp
Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thẻ BHYT như sau:
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
Trong đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Như vậy, người tham gia sẽ được cấp thẻ BHYT để làm căn cứ hưởng các quyền lợi về bảo BHYT theo đối tượng mà mình tham gia.
Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 06 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, bao gồm:
Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.Nhóm 2:. Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.Nhóm 6: Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Khoản 2 Điều 16 Luật BHYT năm 2008 nêu rõ:
2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, mỗi người tham gia chỉ được cấp 01 thẻ BHYT duy nhất. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hợp một người có đến hai thẻ BHYT.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi một người có thể thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nên dễ dẫn đến trường hợp đã tham gia theo đối tượng này lại đóng thêm theo nhóm đối tượng khác.
Ví dụ, người dân đã tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình, hoặc các đối tượng chế độ khác nhưng sau đó đi làm, họ bắt buộc phải đóng BHYT tại doanh nghiệp nên xảy ra trường hợp sở hữu đến 02 thẻ BHYT cùng lúc.