Quy định khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính như thế nào?

17/08/2023
Quy định khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính như thế nào?
302
Views

Một vấn đề gây tò mò và đối tượng quan tâm rộng rãi, đặc biệt là những người phải đối mặt với lịch làm việc dày đặc trong tuần và gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian, là việc hỏi liệu việc khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có thể được bảo hiểm y tế thanh toán hay không. Quy định khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy ddijnh này tại bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

Quy định khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính như thế nào?

Để xác định được khả năng hưởng quyền lợi Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong trường hợp khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính, người tham gia BHYT cần phải dựa vào chính cơ sở y tế mà họ lựa chọn để khám bệnh. Việc này dựa vào việc xem xét liệu cơ sở y tế có tổ chức và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có áp dụng BHYT hay không.

Trường hợp có tổ chức KCB ngoài giờ hành chính

Để thực hiện việc KCB BHYT ngoài giờ hành chính thì nội dung này phải được ghi nhận tại hợp đồng KCB BHYT giữa cơ sở KCB và cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).

Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:

1. Nội dung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 7 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất bổ sung nội dung trong hợp đồng nhưng không trái quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Mặt khác, quy định của pháp luật cũng không cấm việc khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính. Do đó, cơ sở KCB và cơ quan BHXH hoàn toàn có quyền thỏa thuận sửa đổi nội dung hợp đồng KCB BHYT để tổ chức KCB BHYT ngoài giờ hành chính căn cứ theo các điều kiện KCB của cơ sở đó.

Đồng thời, điểm a khoản 10 Điều 27 Nghị định 146 cũng quy định:

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:

a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;

Như vậy, khi đi KCB ngoài giờ hành chính tại các bệnh viện mà có tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì người tham gia BHYT vẫn sẽ được Qũy BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng tương ứng của đối tượng mà mình tham gia.

Quy định khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính như thế nào?

Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng tổ chức khám ngoài giờ cho người dân. Việc này dựa trên khả năng cung cấp các dịch vụ của bệnh viện để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân.

Do đó trước khi đi khám ở bệnh viện nào, người dân cần chủ động tìm hiểu trước xem bệnh viện đó có tổ chức KCB ngoài giờ hành chính hay không bằng cách liên hệ trực tiếp đến số tổng đài của bệnh viện/cơ sở y tế hoặc tra cứu thông tin trên trang thông tin điện tử của bệnh viện đó để xác định rằng nơi đó đang áp dụng KCB BHYT ngoài giờ hành chính.

Trường hợp không tổ chức KCB ngoài giờ hành chính

Nếu cơ sở KCB không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì người dân vẫn có thể được hưởng đầy đủ các quyền lợi về BHYT nếu thuộc trường hợp cấp cứu.

Bởi khoản 2 Điều 28 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014 đã nêu rõ:

Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.

Theo đó, để đảm bảo chữa trị kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp, người bệnh được đến khám chữa bệnh tại bất kì cơ sở y tế nào. Khi đó, người tham gia BHYT dù khám chữa bệnh ngoài giờ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về BHYT.

Đồng thời, theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT, bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án. Như vậy, để được xác định là tình trạng cấp cứu để hưởng BHYT thì phải có xác nhận của y bác sĩ tiếp nhận và ghi rõ vào hồ sơ, bệnh án.

Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ theo yêu cầu

Khám sức khỏe dịch vụ, còn được biết đến với tên gọi khám theo yêu cầu, là một mô hình khám bệnh mới ra đời nhằm giải quyết những hạn chế của dịch vụ khám sức khỏe truyền thống. Dựa trên cơ sở này, mô hình khám bệnh theo yêu cầu đã xuất hiện với mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm khám bệnh của người dân. Thông qua việc khám theo yêu cầu, người sử dụng dịch vụ có cơ hội tận dụng nhiều ưu điểm hơn, từ việc tự quyết định thời gian khám cho đến việc trải nghiệm chất lượng phục vụ vượt trội. Vậy các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ theo yêu cầu sẽ cần đáp ứng yêu cầu gì?

Cụ thể tại Điều 7 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi cung cấp dịch vụ theo yêu cầu phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn chất lượng như sau:

– Đối với dịch vụ khám bệnh:

+ Diện tích cho 01 chỗ khám bệnh tối thiểu phải bằng diện tích khám bệnh quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4470:2012;

+ Bảo đảm mỗi bác sỹ, chuyên gia khám, tư vấn tối đa không quá 45 người/ngày làm việc 08 giờ.

– Đối với dịch vụ giường điều trị: Một phòng điều trị theo yêu cầu tối đa không quá 04 giường và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng/01 giường theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4470:2012.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao sang thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đi khám bệnh cần đem theo những giấy tờ gì?

Sổ khám bệnh và giấy xuất viện (nếu có)
Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ hình có dấu giáp lai, ghi nhận họ tên, năm sinh của người bệnh.
Thẻ bảo hiểm y tế
Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới đối với người bệnh có Bảo hiểm y tế
Giấy hẹn tái khám theo hẹn của bác sĩ
Các giấy tờ liên quan đến thông tin khám bệnh từ các bệnh viện khác
Các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm
Chỉ định điều trị
Các toa thuốc đang sử dụng

Các loại dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu hiện nay?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định các loại dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu như sau:
– Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu cung cấp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước, bao gồm:
+ Khám bệnh;
+ Giường điều trị;
+ Các dịch vụ kỹ thuật y tế theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ.
– Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp tại nhà: Thực hiện theo Thông tư 21/2019/TT-BYT.

Buổi khám bệnh, bác sĩ sẽ cung cấp thông tin gì cho người thăm khám?

Buổi khám bệnh chất lượng, bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh thông tin cơ bản sau:
Tình trạng bệnh
Chỉ định điều trị
Cách sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê toa
Hẹn tái khám
Các lưu ý từ bác sĩ đối với người bệnh khi đi tái khám
Các đối tượng ưu tiên khám chữa bệnh theo luật khám bệnh, chữa bệnh

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.