Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam năm 2021

22/09/2021
554
Views

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Quảng Nam là 1 trong 9 tỉnh của cả nước có tốc độ tăng trưởng trên 2 con số, đứng thứ 5 cả nước và đứng đầu Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dịch bệnh covid 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế cả nước nói chung và kinh tế tại tỉnh nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam hiện nay như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về doanh nghiệp ở Quảng Nam

Tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, đăng ký thành lập mới 1.255 DN với số vốn đăng ký 9.023 tỷ đồng, bằng 87% số DN đăng ký mới và vốn đăng ký chỉ xấp xỉ 51% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp giải thể 295 doanh nghiệp (-38,5%); thông báo ngừng hoạt động 531 DN (+37%) so với cùng kỳ năm trước. Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 97 chi nhánh và 18 văn phòng đại diện (bằng 72% so với cùng kỳ năm trước).

Trong tháng 6 năm 2021, số doanh nghiệp ký thành lập mới là 96 doanh nghiệp (giảm 27,3% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2020) với số vốn đăng ký là 391,575 tỷ đồng (giảm 18% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020).

Tháng 6 năm 2021 ghi nhận có 30 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 46,67% so với cùng kỳ năm 2020; có 124 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có:

  • 74 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020;
  • 32 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020;  
  • 18 doanh nghiệp đã giải thể, tăng 55,56% so với cùng kỳ năm 2020.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Doanh nghiệp được tạm ngừng tối đa trong bao lâu?

Theo quy định cũ của Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: ” Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm”.

Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: ” Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm”. Nhưng luật doanh nghiệp 2020 không hạn chế thời gian tối đa được phép tạm ngừng là bao lâu thời gian như quy định của luật doanh nghiệp 2014 nên ở đây được hiểu là khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động công ty thì thời gian tạm ngừng không bị hạn chế.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam.

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X sẽ hỗ trợ bạn đăng ký tạm ngừng; tư vấn tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam nhanh chóng; uy tín; chính xác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam là gì?

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Có được tạm ngừng kinh doanh sau đó giải thể không?

Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn:
– Tiếp tục tạm ngừng inh doanh
– Giải thể.

Tạm ngừng kinh doanh có được miễn thuế môn bài không?

Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận