Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu; số lượng các doanh nghiệp thành lập ở nước ta ngày càng nhiều và vốn đầu tư ngày một lớn. Tuy nhiên, hiện nay do sự chuyển biến phức tạp của đại dịch Covid 19; các doanh nghiệp đã phải gặp nhiều khó khăn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Nam Định hiện nay như thế nào?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái quát về doanh nghiệp ở Nam Định
Trong 8 tháng đầu năm 2020, Nam Định có 544 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 2,0% khu vực Đồng bằng Sông Hồng, chiếm 0,6% cả nước) với số vốn đăng ký là 4.147 tỷ đồng (chiếm 1,3% khu vực Đồng bằng Sông Hồng, chiếm 0,3% cả nước), giảm 0,91% về số doanh nghiệp và giảm 18,25%về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Nam Định là 11.693 (chiếm 5,0% khu vực Đồng bằng Sông Hồng, chiếm 1,7% cả nước), giảm 7,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, tại Nam Định có: 297 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 2,5% khu vực Đồng bằng Sông Hồng và chiếm 0,9% cả nước), tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 34.288 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 70,8% so cùng kỳ 2019); 95 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 1,9% khu vực Đồng bằng Sông Hồng và chiếm 0,4% cả nước), tăng 48,4% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 24.215 doanh nghiệp tạm ngừng chờ giải thể, giảm 5,9% so cùng kỳ 2019); 66 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:
Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại Nam Định
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Nam Định
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư Nam Định .
Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.
Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X sẽ hỗ trợ bạn đăng ký tạm ngừng; tư vấn tạm ngừng kinh doanh tại Nam Định nhanh chóng; uy tín; chính xác.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Lào Cai năm 2021
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Kon Tum năm 2021
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Nam Định năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn:
– Tiếp tục tạm ngừng inh doanh
– Giải thể
Trường hợp doanh nghiệp đang thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà muốn quay lại hoạt động trước thời hạn thì phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trong thời gian trước 3 ngày khi doanh nghiệp hoạt động lại.
Theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.