Tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp đã bị tác động không nhỏ. Nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong suốt nhiều tháng. Vậy khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, chủ doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức tạm ngừng hoạt động hay làm thủ tục giải thể doanh nghiệp? Liên quan đến hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội năm 2021, chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn N.T.T như sau:
” Chào Luật sư! Doanh nghiệp của tôi hoạt động từ năm 2018. Nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên việc kinh doanh rất khó khăn. Do vậy, tôi muốn là thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội hiện nay như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư!”
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sư 247, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Nội dung tư vấn
Căn cứ pháp lý
Khái quát về doanh nghiệp ở Hà Nội
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp đáng kể cho ngân sách đất nước. Số lượng doanh nghiệp thành lập từ năm 2016 đến nay lên đến gần 93 nghìn doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 280.100 tỷ đồng, gấp 1,17 lần so với giai đoạn 2011-2015. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng trưởng đều qua các năm, trung bình tăng hơn 10%/năm, năm 2018 đạt hơn 340 tỷ đồng. Đặc biệt, mức thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của thành phố đạt 20,28 tỷ USD; gấp 3,24 lần so giai đoạn 2011-2015, đưa Hà Nội liên tục dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, số doanh nghiệp tại Hà Nội bị ảnh hưởng có thể lên đến 60 – 70%. Do vậy,số lượng doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp tăng đáng kể. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm 2020 có tổng cộng 8.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động ở Hà Nội và được dự báo sẽ kéo dài thêm sang năm 2021.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn; doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh ở Hà Nội
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tạiĐiều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội năm 2021
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…)
- Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội .
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh siêu tiết kiệm tại Bình Phước
- Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh siêu tiết kiệm tại An Giang
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội năm 2021.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020:
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:
– Thứ nhất, tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
– Thứ hai, thực hiện thủ tục khôi phục hoạt động trở lại một thời gian ngắn khoảng từ 01—2 tháng sau đó tiếp tục làm lại thủ tục tạm ngừng kinh doanh đợi thời cơ hoạt động trở lại.
Đối với doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng tiếp lần 2, doanh nghiệp cần kiểm tra sớm mốc thời gian còn lại đang tạm dừng để tránh khi làm hồ sơ tạm dừng tiếp theo sẽ quá hạn và bị rơi vào tình trạng bị khóa mã số thuế do không thực hiện thủ tục tạm dừng đúng thời hạn.
Từ năm 2021, pháp luật không hạn chế tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp như trước đây, do đó nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu hoạt động có thể tạm ngừng liên tục, nhưng sau 01 năm khi hết hạn tạm ngừng doanh nghiệp tiếp tục phải làm thông báo tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.