Hiện nay, nhu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Bạn đang có nhu cầu thế chấp nhưng không nắm rõ về các quy định pháp luật; hãy tham khảo bài viết “Hướng dẫn thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng” dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng
Có 02 trường hợp cụ thể sau đây:
Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
Trường hợp này có hai cách xử lý tài sản thế chấp. Nếu người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất; trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Nếu các bên không có thỏa thuận nào khác, khi thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp.
Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng
Người sử dụng đất được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn khi có Giấy chứng nhận. Như vậy, điều kiện tiên quyết để người sử dụng đất thực hiện thế chấp là phải có Giấy chứng nhận.
Cụ thể, để có thể thế chấp sổ đỏ vay vốn tại ngân hàng cần đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đất không có tranh chấp.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng
Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu vay vốn
Chuyên viên quan hệ khách hàng tại Ngân hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng. Kiểm tra tính xác thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất; nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất; kiểm tra lại chính quyền địa phương để xác định đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Nếu chưa đủ sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung đầy đủ.
Bước 2: Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo (thửa đất thế chấp) sẽ được khảo sát để xác định giá trị thực của tài sản. Hạn mức của gói vay sẽ được căn cứ vào giá trị của tài sản. Quá trình định giá tài sản đảm bảo có thể được thực hiện bởi bộ phận thẩm định của ngân hàng; hoặc nhờ sự hỗ trợ của bên thứ ba.
Bước 3: Thực hiện thủ tục vay thế chấp
Sau khi đã thỏa thuận được các điều khoản liên quan về thời hạn vay, lãi suất, hạn mức cho phép; khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay thế chấp, để hoàn tất thủ tục vay vốn ngân hàng. Toàn bộ quá trình này sẽ được chứng kiến và xác nhận bởi các cá nhân có thẩm quyền.
Bước 4: Đăng ký giao dịch đảm bảo
Để sử dụng quyền sử dụng đất đai làm tài sản đảm bảo hợp lệ, ngân hàng cần đăng ký thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ được công chứng. Sau đó, sẽ gửi về cơ quan cơ quan có thẩm quyền để đăng ký thế chấp. Thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo thường có kết quả từ 3-7 ngày làm việc kể từ lúc nộp hồ sơ.
Sau khi có kết quả đăng ký thế chấp tài sản, khoản vay sẽ được giải ngân theo thỏa thuận. Giấy chứng nhận được dùng để thế chấp sẽ được kèm theo trang in bổ sung. Trên đó thể hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được dùng để vay vốn tại ngân hàng.
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để áp dụng vào cuộc sống.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng giao dịch dân sự của chúng tôi; hãy liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì: Đất đang có tranh chấp không đủ điều kiện được đăng ký thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Thế chấp quyền sử dụng đất là thỏa thuận giữa các bên, tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức, chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình đi thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Một căn nhà có thể thế chấp cho nhiều người; tuy nhiên, phải đảm bảo giá trị căn nhà tại thời điểm xác lập giao dịch phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm; bên bảo đảm phải thông báo cho bên đảm bảo sau biết về việc ngôi nhà đang được thế chấp cho người khác và mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Có các biện pháp như:
Bán đấu giá tài sản: thực hiện theo quy định của Luật đấu giá.
Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
Phương thức khác.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp thì tài sản được bán đấu giá.