Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình năm 2021

19/08/2021
Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình năm 2021
545
Views

Với vị trí địa lý thuận lợi, kết cấu hạ tầng hợp lý, Hòa Bình đang là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển. Với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hộ kinh doanh tại Hòa Bình là đối tượng được tỉnh giành nhiều ưu đãi và động viên. Do đó, nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại đây cũng đang tăng cao. Việc thành lập hộ kinh doanh không chỉ giúp cá nhân, hộ gia đình có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật mà còn hỗ trợ rất lớn cho việc tìm kiếm khách hàng. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình như thế nào? Có phức tập, mất nhiều thời gian không? Hồ sơ thành lập ra sao? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

Nội dung tư vấn

Chủ thể nào có quyền thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình?

Theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cá nhân; thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn; mua cổ phần; mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Cách đặt tên cho hộ kinh doanh khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Không được sử dụng từ ngữ; ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử; văn hóa; đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Hòa Bình năm 2021, bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ; bạn nộp tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng kinh doanh cấp quận/huyện tại Hòa Bình với hai hình thức:

Khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình; bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ hộ kinh doanh online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp.

Bước 2: Nhận kết quả

Khi bạn nộp hồ sơ; công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ; sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề thành lập hộ kinh doanh tại Hòa Bình năm 2021. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích với bạn đọc!

Mời bạn đọc xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý, bao gồm:

  • Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
  • Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
  • Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
  • Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ của Luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở nào?

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?

Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có được quyền yêu cầu nộp thêm giấy tờ khác ngoài giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP không?

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận