Hộ kinh doanh là một mô hình kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam. Đất nước đang ngày một phát triển, song hành với quá trình đó có rất nhiều hộ kinh được thành lập; đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội. Vậy điều kiện để thành lập hộ kinh doanh ở Hà Nội là gì? Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh; người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Điều kiện để thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội năm 2021
Cá nhân; thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cá nhân; thành viên hộ gia đình kể trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc; và được quyền góp vốn; mua cổ phần; mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Cá nhân; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội năm 2021
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội năm 2021
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ thể có nhu cầu thành lập hộ kinh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ (đã chuẩn bị ở Bước 1) tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận vầ giải quyết hồ sơ
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 4: Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi; bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại; tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội năm 2021 của Luật sư X
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
- Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
- Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
- Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý: 1.500.000 đồng đối với nội thành và 2.000.000 đồng đối với ngoại thành.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Trường hợp tạm ngừng kinh doanh trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên; hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Như vậy có thể hiểu, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, mỗi hộ kinh doanh chỉ thuê tối đa là 10 lao động. Nếu thuê lao động ở trên mức này, thì hộ kinh doanh bắt buộc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi Nghị định 01/2021/NĐ-CP được ban hành thì lại không hề nhắc gì đến quy định giới hạn này cả.
Như vậy chúng ta có thể thấy. Từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn về số lượng lao động như trước đây nữa!
Căn cứ khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021 thì; Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác về quản lý; Và điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh; Cùng các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác khi có bất kỳ phát sinh nào từ hoạt động kinh doanh.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định; chủ hộ kinh doanh phải có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung “Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh” đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy, trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục này tại UBND cấp huyện nơi cơ sở kinh doanh đặt làm trụ sở chính.