Hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty mới nhất năm 2021

11/09/2021
Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh mới nhất
1198
Views

Điều lệ công ty là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp; được lưu trong hồ sơ công ty. Chính vì thế; Điều lệ công ty là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Nó vừa làm ràng buộc pháp lý với các cơ quan nhà nước; vừa là căn cứ giúp doanh nghiệp phát triển bền lâu. Tuy nhiên, với số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều như hiện nay; không phải công ty nào cũng biết cách soạn thảo điều lệ công ty đúng quy định. Vậy soạn thảo điều lệ công ty năm 2021 như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều lệ công ty là gì?

Theo Khoản 1 Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Điều lệ công ty bao gồm: Điều lệ khi đăng ký thành lập công ty; và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Như vậy có thể hiểu Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên, cổ đông trong công ty khi thành lập và hoạt động. Điều lệ được xây dựng trên cơ sở pháp luật doanh nghiệp. 

Cụ thể, điều lệ công ty có thể được coi là “hợp đồng” hay “luật” của công ty; của các chủ sở hữu công ty. Điều lệ công ty do các bên tự lập nhưng có nội dung không được trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc xác lập; hủy bỏ và thay thế điều lệ của công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Điều lệ công ty có vai trò gì?

Điều lệ công ty có vai trò vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Điều lệ công ty sẽ là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp; đồng thời nó cũng là một công cụ để giữ ổn định cho công ty.

Nhờ có Điều lệ công ty mà tất cả quyền lợi, trách nhiệm của từng thành viên hoặc cổ đông trong công ty được phân định một cách rõ ràng; cụ thể. Đây là văn bản quy định rõ ràng phạm vi quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cổ đông/thành viên trong công ty dựa trên sự thỏa thuận; và các căn cứ theo luật khác.

Với những gì được quy định trong điều lệ sẽ tạo ra cơ chế vận hành cho công ty, các thành viên của công ty tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, từ đó các hoạt động sẽ dần đi vào ổn định và tạo đà phát triển.

Điều lệ công ty cũng có một vai trò quan trọng nữa là quy định rõ về các điều kiện mua lại vốn góp; xử lý lỗ, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, xử lý phần vốn góp,… đây sẽ là tiền đề nhằm tạo nên cơ chế hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Ngoài ra, để công ty có một cơ chế vận hành nhất quán thì Điều lệ công ty cũng chính là văn bản quy định các trình tự, thủ tục khác về việc tổ chức các hoạt động nội bộ.

Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty

Thứ nhất, Điều lệ phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, pháp luật về thuế và kế toán,…

Thứ hai, khi soạn thảo Điều lệ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận; Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên, quy định quyền; và nghĩa vụ của các bên, các chủ sở hữu công ty; quy định về việc tổ chức, quản lý và hoạt đồng của doanh nghiệp.

Thứ ba, không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba.

Soạn thảo điều lệ công ty cần có những nội dung gì?

Khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiệp quy định Điều lệ công ty phải có những nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với CTCP. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần; loại cổ phần; mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với CTCP;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty mới nhất năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Loại hình doanh nghiệp nào cần có điều lệ công ty?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 các loại hình doanh nghiệp sau phải xây dựng điều lệ, gồm:
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tuy nhiên đối với doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có điều lệ.

Có cần nộp điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp không?

Để xin được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cần nộp dự thảo bản điều lệ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp không lưu giữ điều lệ có bị phạt không?

Điều lệ công ty vai trò quan trọng nên pháp luật quy định doanh nghiệp bắt buộc phải lưu giữ điều lệ tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ. Nếu doanh nghiệp không lưu giữ Điều lệ có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận