Hướng dẫn hồ sơ ghi chú ly hôn năm 2021

09/11/2021
Hướng dẫn hồ sơ ghi chú ly hôn năm 2021
924
Views

Hôn nhân là sự tự nguyện giữa hai bên nam và nữ. Hôn nhân không có sự phân biệt tuổi tác, địa vị, giàu nghèo hay khoảng cách địa lý. Bất kì nam và nữ sinh ra trên trái đất đều có quyền kết hôn theo các điều kiện mà pháp luật đặt ra. Có nhiều trường hợp người Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Và vì những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau mà họ chọn ly hôn để cả hai có thể tìm kiếm chân trời mới cho riêng mình.

Muốn được công nhận việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, một trong những thủ tục quan trọng không thể thiếu là ghi chú ly hôn. Vậy ly hôn là gì? Hồ sơ ghi chú ly hôn hiện nay thực hiện như thế nào? Có yêu cầu trích lục không? bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật HN&GĐ 2014 , cùng với kết hôn, ly hôn tạo nên hai mặt hoàn thiện của hôn nhân. Dù là mặt trái của hôn nhân, nhưng ly hôn là điều cần thiết nếu hôn nhân không thể duy trì và bảo đảm trách nhiệm là tế bào cho xã hội. Chính vì thế, chế độ ly hôn có ý nghĩa to lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung; pháp luật HN&GĐ nói riêng và thực tiễn cuộc sống.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe, tinh thần của họ.

– Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ; pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con;hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (khoản 3 Điều 123)

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; thì đã có sự thông nhất về thẩm quyền so với Bộ luật Tố tụng dân sự cũ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và  điểm a khoản 1 Điều 35 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (Trước đây thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh).

Hồ sơ ghi chú ly hôn hiện nay

Hồ sơ ghi chú ly hôn được nêu tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

– Tờ khai (theo mẫu).

– Giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Trong đó, giấy tờ ly hôn bao gồm:

+ Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn;

+ Văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật;

+ Giấy tờ khác công nhận việc ly hôn của công dân Việt Nam do cơ quan nước ngoài cấp hợp pháp.

Trình tự, thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: 

Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn; và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các tài liệu:

– Đơn xin ly hôn.

– Bản sao Giấy CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân); Hộ khẩu (có sao y bản chính);

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn kiện;

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp);

– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ; hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn; và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn; thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 2: 

Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền; đúng quy định pháp luật thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn. Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí; và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn; và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn (người có liên quan).

Bước 3: 

Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.

Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…) Tuy nhiên trên thực tế nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hướng dẫn hồ sơ ghi chú ly hôn năm 2021“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Viên chức có được tham gia làm giám đốc doanh nghiệp hay không?

Không đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh có bị xử phạt?

Câu hỏi liên quan

Quy định Về tài sản riêng của vợ chồng?

+ Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.
+ Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Quy định về thời hạn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thường kéo dài hơn vì nhiều lý do và do độ phức tạp bởi một bên không phải là công dân Việt Nam hoặc đang không ở Việt Nam.

Lệ phí ghi chú ly hôn là bao nhiêu?

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quy định lệ phí ghi chú ly hôn theo tình hình thực tế của từng địa phương (căn cứ khoản 3 Điều 3 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 85/2019/TT-BTC).
Do đó, mức tiền công dân phải nộp để ghi chú ly hôn ở mỗi tỉnh, thành trên cả nước sẽ khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận