Hợp pháp hóa lãnh sự là gì theo quy định

07/01/2022
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
635
Views

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Bất kỳ một giấy tờ, văn bản nước ngoài nào có liên quan đến pháp luật đều phải được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự thì mới có giá trị sử dụng ở Việt Nam. Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước là Bộ ngoại giao. Bộ ngoại giao có thể ủy quyền cho các cơ quan ngoại vụ ở các tỉnh; thành phố Trực thuộc Trung ương tiến hành tiếp nhận giấy tờ, tài liệu; hồ sơ để hợp pháp hóa lãnh sự. Sau đây hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề “Hợp pháp hoá lãnh sự là gì?”

Căn cứ pháp lí

Nội dung

Hợp pháp hoá lãnh sự là gì?

Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định

“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”

Cơ quan nào có thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự trong nước?

  • Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
  • Trên cơ sở xem xét nhu cầu và điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất của từng địa phương; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là cơ quan ngoại vụ địa phương;) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả. Danh sách các cơ quan này được thông báo; và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ http://lanhsuvietnam.gov.vn.
  • Cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền không được ủy quyền lại cho cơ quan khác.
  • Cán bộ cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền chỉ được tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự sau khi đã được Bộ Ngoại giao tập huấn về nghiệp vụ.

Các loại giấy tờ, tài liệu nào được miễn hợp pháp hoá lãnh sự?


Căn cứ Điều 9 Nghị định số Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định:

“1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

  1. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  2. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.”
  4. Những loại giấy tờ, tài liệu nào không được hợp pháp hoá lãnh sự?
    Theo Điều 10 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định

“Điều 10. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
  2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.”

Địa điểm nộp hồ sơ đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự


Địa điểm nộp hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

  • Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao
  • Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
  • Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao).
  • Tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
  • Tại trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
  • Mức phí phải nộp hợp pháp hoá lãnh sự là 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

Xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan lãnh sự là gì ?

Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thoả thuận giữa hai nước hữu quan. Khu vực lãnh thổ mà cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình gọi là khu vực lãnh sự. Khu vực lãnh sự do hai nước hữu quan thoả thuận, được xác định trong hiệp định lãnh sự hoặc trong biên bản thoả thuận và được ghi trong bằng lãnh sự.

Lãnh sự danh sự là gì?

Lãnh sự danh dự là người không nằm trong biên chế của bô máy cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao nhưng thực hiện một số chức năng lãnh sự nhất định do nước cử lãnh sự giao cho, sau khi có sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.