Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

28/09/2022
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
448
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Hoàng Văn C, tôi có dự định bán lại doanh nghiệp tư nhân mà không biết trình tự thủ tục, hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân như thế nào. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một thực thể pháp lý có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định của pháp luật và là một tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, khoản 1 Điều 192 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho cá nhân, tổ chức khác”.

Theo đó, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới được phép bán toàn bộ doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức chuyển nhượng cổ phần. Còn đối với việc mua bán công ty TNHH thì được chuyển nhượng vốn góp trong công ty.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, hợp đồng mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (gọi chung là hợp đồng mua bán doanh nghiệp, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phối cho bên mua doanh nghiệp. Bên mua doanh nghiệp có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và có nghĩa vụ thanh toán cho chủ sở hữu doanh nghiệp. 

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, chủ sở hữu phải thông qua chủ trương bán doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, với bản chất là doanh nghiệp một chủ sở hữu, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong việc bán doanh nghiệp của mình.

 Thứ hai, kí kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân. Sau khi quyết định về việc bán doanh nghiệp tư nhân và tìm được đối tác phù hợp để tham gia kí kết hợp đồng, bên bán và bên mua doanh nghiệp sẽ thực hiện giai đoạn đàm phán để kí kết hợp đồng. Việc quan trọng nhất mà bên bán và bên mua cần làm là đó là xác định, thỏa thuận và thống nhất với nhau về giá trị của doanh nghiệp mục tiêu (bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình). Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể thuê các tổ chức, cá nhân (luật sư, các văn phòng luật, các chuyên gia về thẩm định giá) để tiến hành việc thẩm định doanh nghiệp.

 Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sau khi bán các doanh nghiệp của mình vẫn phải chịu trách nhiệm tài sản về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao của doanh nghiệp. Nếu người mua, người bán và chủ nợ có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Như vậy, nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận liên quan đến việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thì trách nhiệm thuộc về bên bán doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, sau khi mua bán doanh nghiệp tư nhân, người bán và người mua phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động và các quy định khác của pháp luật doanh nghiệp cũng như Điều lệ doanh nghiệp.

Theo đó Điều 43 Bộ Luật lao động quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

– Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động;

– Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua. Nếu Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo Điều 47 bộ luật lao động.

 Thứ ba, đăng kí thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện việc đăng kí thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp, không còn phải đăng kí kinh doanh lại. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp tư nhân.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Trình tự thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo phương thức sau đây:

+ Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

+ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

– Hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhâ;

+ Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phục lục II-3 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục đăng ký an ninh trật tự cho khách sạn?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đăng ký lại khai sinh, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các nội dung trong Hợp đồng mua bán doanh nghiệp gồm những gì?

Pháp luật không quy định những nội dung cụ thể trong hợp đồng mà để các bên tự do thỏa thuận. Để tránh các tranh chấp phát sinh sau này, nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp nên quy định các nội dung sau:
Chủ thể: Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, số CMND (hoặc số hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, … theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Giá chuyển nhượng: Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt.
Thỏa thuận về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, thời điểm chuyển rủi ro và thỏa thuận cụ thể về người quản lý, điều hành doanh nghiệp sau khi đã ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
Tuyên bố và cam kết của hai bên về tình trạng doanh nghiệp: Hợp đồng cần có điều khoản quy định bên bán phải khẳng định và cam kết về các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc này nhằm hạn chế tranh chấp và rủi ro đối với bên mua.
Như vậy, các nội dung trên là những nội dung cơ bản cần có, ngoài ra doanh nghiệp cũng cần lưu ý những vấn đề khác như nguyên tắc hợp tác; phương án sử dụng lao động,…Khi thực hiện soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần tham khảo các quy định của pháp luật cũng như ý kiến tư vấn từ luật sư để tránh các tranh chấp xảy ra.

Thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp?

Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp, sau khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì bên mua phải thực hiện các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp như thay đổi thông tin về bên mua doanh nghiệp tại sổ đăng ký cổ đông, thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh… Nếu bên mua doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp được bán thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. 
Như vậy, nếu các bên mua bán doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp với nhau mà không thực hiện các thủ tục thay đổi chủ sở hữu thì trước pháp luật, trước các chủ sở hữu khác, họ chưa được thừa nhận là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là bên mua doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những rủi ro về kinh tế từ hợp đồng mua bán này. 

Hình thức pháp lý của hợp đồng mua bán doanh nghiệp?

Hiện nay các quy định về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp chưa rõ ràng. Ví dụ như nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo các hình thức có giá trị tương đương văn bản như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu thì xét về hình thức, hợp đồng đó có hợp pháp không? Vì vậy, đối với giao dịch mua bán doanh nghiệp với bản chất làm thay đổi về quyền sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp thì hữu hiệu và an toàn nhất về pháp lý là các bên nên ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản. Ưu thế của hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản tương tự như ưu thế bằng hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. 
Về lâu dài cần có những cơ sở pháp lý xem xét về hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải ban hành quy định cụ thể về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.