Đất đai là tài sản có giá trị lớn và thường là đối tượng tranh chấp của rất nhiều các vụ việc trong thực tế hiện nay. Trong đó, tranh chấp liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất là gì là tiêu biểu. Vậy khi bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất sẽ soạn thảo mẫu hợp đồng như thế nào? Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất tại bài viết dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
Giá trị quyền sử dụng đất là gì?
Đất đai là sản phẩm phi lao động, do đó đối với đất đai mà nói, giá cả đất đai phản ánh tác dụng của đất đai trong hoạt động kinh tế – xã hội, nó là sự thu lợi trong quá trình mua bán, nói cách khác giá cả đất đai cao hay thấp quyết định bởi nó có thể thu lợi cao hay thấp ở một khoảng thời gian nào đó. Quyền lợi đất đai đến đâu thì có thể có khả năng thu lợi đến đó từ đất và cũng có giá cả tương ứng, như giá cả quyền sở hữu, giá cả quyền sử dụng, giá cả quyền cho thuê, giá cả quyền thế chấp…
Theo quy định trong hệ thống luật pháp của nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giá cả đất đai là dựa trên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại Khoản 19 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “ Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất đai ”.
Giá đất được hình thành trong 3 trường hợp:
a. Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá theo Khoản 1 Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013 ;
b. Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất ;
c. Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất ; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Như vậy ở nước ta có 2 loại giá đó là giá thị trường và giá quy định của Nhà nước. Giá quy định của Nhà nước được sử dụng để thực hiện mối giao dịch giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Giá đất trên thị trường cũng như các loại hàng hóa khác trong cơ chế thị trường được hình thành và vận động theo các quy luật sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…
Bảo lãnh quyền sử dụng đất là gì?
Khoản 1 điều 335 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Theo luật đất đai 2003, bảo lãnh quyền sử dụng đất là một trong các quyền của người sử dụng đất quy định tại các điều 106, 110, 112, 113, 115, 119, 120. Nhưng theo Luật đất đai 2013 quyền của người sử dụng đất không có bảo lãnh quyền sử dụng đất.
Khoản 9 điều 210 Luật đất đai 2013 quy định:
“9. Chính phủ quy định việc xử lý đối với một số trường hợp cụ thể đang sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai và các trường hợp đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”
Như vậy các sau 1/7/2014 không được bảo lãnh quyền sử dụng đất mà các trường hợp bảo lãnh quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 được xử lí theo nghị định 163/2006/NĐ-CP về và nghị định 11/2012/NĐ-CP.
Xử lý tài sản của bên bảo lãnh quyền sử dụng đất
Như đã nêu quy định của pháp luật ở trên, việc bảo lãnh quyền sử dụng đất hiện nay luật đã bãi bỏ, do đó việc xử lý tài sản bảo đảm là bảo lãnh quyền sử dụng đất cũng được thực hiện theo quy định về giao dịch bảo đảm và luật đất đai 2013.
Căn cứ điều 47, điều 68 nghị định 163/2006/NĐ-CP và khoản 13, khoản 19 điều 1 nghị định 11/2012/NĐ-CP xử lí tài sản của bên bảo lãnh quyền sử dụng đất như sau:
Thứ nhất, Các bên thoả thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý; nếu không thoả thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án.
Thứ hai, Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định về xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất.
- Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh là quyền sử dụng đất nếu khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý.
Tải xuống mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Biên bản thanh lý hợp đồng mới năm 2022
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ bảo hộ logo công ty, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất được chia thành 3 nhóm:
– Nhóm các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, pháp lý, tâm lý, môi trường gắn với từng thửa đất
– Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường
– Nhóm các yếu tố liên quan đến Nhà nước và pháp luật
Giá trị quyền sử dụng đất là gì được thể hiện trong Luật đất đai năm 2013 gắn liền với những nội dung cụ thể dưới đây:
Giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Giá trị quyền sử dụng đất trong nhận quyền sử dụng đất
Theo nghĩa hẹp, hợp đồng bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến thời hạ mà bên được bảo lãnh không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.