Hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào?

15/03/2023
Hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào?
384
Views

Hợp đồng được biết đến là một cam kết thể hiện sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên trong hợp đồng để thực hiện một công việc nào đó theo quy định của pháp luật. Thông thường hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ những trường hợp có thoả thuận khác. Khi hợp đồng có hiệu lực các bên sẽ cần phải thực hiện theo đúng quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận, cam kết. Vậy cụ thể hiện nay hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào? Khi hợp đồng đã có hiệu lực có thể thực hiện sửa đổi, bổ sung hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 của Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015:

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định vào một trong ba thời điểm sau:

– Thứ nhất, thời điểm giao kết hợp đồng:

Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác, thì hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng tức là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ của bên được đề nghị. Pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết hợp đồng là các thời điểm sau:

+ Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị;

+ Nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;

+ Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;

+ Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng.

+ Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân theo các qui định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Thứ hai, thời điểm do các bên thỏa thuận:

Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó. Ví dụ: Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày ký.

Quy định này dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì các bên có quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

– Thứ ba, thời điểm luật liên quan có quy định khác:

Trong những trường hợp đặc thù thể hiện bản chất của hợp đồng hoặc cần có sự kiểm soát chặt chẽ về hiệu lực của hợp đồng và để bảo vệ các bên, nhà làm luật quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp này hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm pháp luật quy định. Ví dụ:

Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận được tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký”.

Điều 503 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai ”.

Hợp đồng đã có hiệu lực thì có được sửa đổi, bổ sung không?

Theo khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự 2015:

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào?
Hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào?

Theo đó, điều luật quy định, từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Có thể nói, hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính bản chất của hợp đồng, vì suy cho cùng, các bên thiết lập hợp đồng là để ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó. Chỉ kể từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh và bị ràng buộc với nhau đồng thời các bên không thể tự ý rút lại, sửa đổi, hủy cam kết trong hợp đồng. Ngoài ra, xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn có ý nghĩa trong việc phân loại hợp đồng (ưng thuận hay thực tế), xác định được hiệu lực đối kháng với người thứ ba hoặc xác định có sự vi phạm hợp đồng hay không… Chính vì vậy, xác định được chính xác thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là vô cùng cần thiết.

Hợp đồng vô hiệu trong trường hợp nào?

Trái ngược với hợp đồng có hiệu lực là hợp đồng vô hiệu (Không có hiệu lực). Việc hiểu rõ các quy định dẫn đến hô hiệu của hợp đồng (hợp đồng không có giá trị một phần hoặc toàn bộ) sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng một bản hợp đồng có hiệu lực và không bị vô hiệu.

Theo Điều 407 Bộ luật dân sự 2015:

“Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.

Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì hợp đồng là một loại giao dịch phổ biến nên các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đển Điều 133 của Bộ luật dân sự cũng được áp dụng để giải quyết đối với hợp đồng vô hiệu.

Như vậy, hợp đồng sẽ vô hiệu trong những trường hợp sau:

– Hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

– Hợp đồng giả tạo.

– Hợp đồng do người không có năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

– Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn.

– Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

– Hợp đồng do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

– Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ có còn hiệu lực không ?

Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực mà hợp đồng được phân loại thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Chính vì vậy, hiệu lực của hợp đồng chính sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng phụ. Theo Khoản 2, 3 Điều 407 Bộ luật dân sự 2015:

…2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Vì hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính nên sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.

Tuy nhiên điều luật có quy định loại trừ việc áp dụng quy định này đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bởi lẽ, giao dịch bảo đảm là loại hợp đồng phụ có mục đích bảo đảm cho nghĩa vụ chính. Nghĩa vụ chính có thể phát sinh từ hợp đồng nhưng cũng có thể phát sinh ngoài hợp đồng như các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vô hiệu, hợp đồng bị hủy bỏ hoặc từ trách nhiệm dân sự… Vì vậy, mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng chính sẽ được pháp luật về biện pháp bảo đảm có quy định riêng.

Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính. Ảnh hưởng về hiệu lực của hợp đồng chính – hợp đồng phụ chỉ là sự ảnh hưởng một chiều tức là chỉ có hợp đồng phụ bị phụ thuộc vào hợp đồng chính còn hiệu lực của hợp đồng chính được xác định một cách độc lập, không bị ảnh hưởng bởi hợp đồng phụ. Chính vì vậy, khi hợp đồng phụ bị vô hiệu thì hợp đồng chính vẫn có hiệu lực một cách bình thường nếu nó tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn về giấy tờ ly hôn thuận tình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Khi hợp đồng lao động vô hiệu thì phụ lục hợp đồng còn giá trị pháp lý không?

Căn cứ theo Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.
Tuy nhiên trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động chính tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ làm phụ lục hợp đồng chấm dứt theo.

Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng:
“Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.”
Theo đó Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

Quy định về hình thức của hợp đồng dân sự như thế nào?

Điều 401, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.