Hoạt động vận tải khách du lịch dưới nước ở Huế chú ý những gì?

10/10/2021
Hoạt động vận tải khách du lịch dưới nước ở Huế
539
Views

Dịch bệnh dần có dấu hiệu tích cực. Đây cũng là lúc Huế cần khởi động lại nên kinh tế; đặc biệt là hoạt động vận tải khách du lịch. Hoạt động vận tải khách du lịch dưới nước ở Huế chú ý những gì? Phương tiện vận tải khách du lịch quy định thế nào? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch? Những hành vi bị cấm khi hoạt động vận tải khách du lịch dưới nước? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 61/2021/QĐ-UBND Huế;
  • Luật Giao thông đường thủy nội địa, số 23/2004/QH11;
  • Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13…

Nội dung tư vấn

Quyết định 61/2021/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021; thay thế Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh; về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Những hành vi bị cấm khi hoạt động vận tải khách du lịch dưới nước

Điều 3 của Quyết định này quy định những hành vi bị cấm:

Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa; khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; Điều 9 Luật Du lịch và các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật, trái với quy định này.

Đối với phương tiện vận tải khách du lịch

1. Đảm bảo các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và thẩm mỹ. Trang bị phao cứu sinh phải thỏa mãn quy định.

2. Có phương án phòng chống giông bão, chống đắm; phòng chống cháy nổ và cứu hộ, cứu nạn tại chỗ.

3. Có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba còn hiệu lực.

4. Khoang hành khách phải được bố trí các cửa thoát hiểm; có bảng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, sử dụng búa để mở hoặc phá cửa thoát hiểm bằng 2 thứ tiếng Anh và tiếng Việt dễ hiểu; đặt ở vị trí hành khách dễ nhận thấy.

5. Có tủ thuốc y tế với dụng cụ y tế và một số loại thuốc sơ cứu thông dụng ban đầu còn hạn sử dụng.

6. Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và các cơ quan chức năng theo quy định.

7. Có bảng nội quy an toàn hành khách đi thuyền, nội quy bảo vệ môi trường, các hướng dẫn về an toàn và giá dịch vụ dễ hiểu, đặt ở vị trí hành khách dễ nhận thấy được thể hiện bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh.

8. Không được ăn, ở sinh hoạt theo quy mô hộ gia đình trên phương tiện.

9. Không được nuôi gia súc, gia cầm trên phương tiện.

10. Thùng chứa rác phải có nắp đậy kín, thẩm mỹ, hợp vệ sinh và được bố trí ở những nơi thuận tiện cho việc bỏ rác.

11. Nhà vệ sinh (nếu có) phải có bể phốt chứa kín và có hợp đồng thu gom, xử lý chất thải trên phương tiện, chất thải từ bể phot nhà vệ sinh với cơ quan bảo vệ môi trường.

12. Có đủ ghế ngồi, phòng ngủ cố định chắc chắn, đảm bảo chất lượng, đảm bảo chiều rộng hành lang không nhỏ hơn 50cm;

13. Đối với các phương tiện vận tải khách du lịch có tổ chức biểu diễn ca Huế phải tuân thủ theo quy định hiện hành.

14. Phương tiện vận tải khách du lịch hoạt động ban đêm phải bố trí hộp đèn ghi số đăng ký phương tiện rõ ràng.

15. Phương tiện vận tải khách du lịch phải được lắp thiết bị giám sát hành trình; đảm bảo hoạt động thường xuyên.

16. Máy chính và máy phụ lắp trên phương tiện vận tải khách du lịch (nếu có) phải chưa qua sử dụng; máy chính phải là máy thủy chuyên dụng, có từ 2 xi lanh trở lên, khoang máy riêng biệt; có biện pháp giảm rung, giảm tiếng ồn tiêu chuẩn; có biện pháp thu gom, xử lý dầu bẩn đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

17. Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện vận tải khách du lịch phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt; tại cơ sở có đủ điều kiện theo quy định; phải có sự giám sát của cơ quan đăng kiểm theo quy định.

Đối với tàu, thuyền du lịch

1. Thực hiện theo quy định;

2. Tàu, thuyền du lịch hoạt động trên sông Hương phải theo mẫu được phê duyệt.

3. Tàu, thuyền du lịch cao tốc, tạo sóng lớn không hoạt động trên các tuyến sông, hồ.

4. Phao áo trang bị cho hành khách được bố trí tại mỗi ghế ngồi của hành khách, đảm bảo thẩm mỹ và thuận tiện thao tác khi sử dụng.

5. Có Biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.

Quy định về phương tiện chuyển tải

1. Phương tiện chuyển tải chỉ được phép hoạt động từ cảng, bến chuyển tải đến phương tiện cần chuyển tải và ngược lại.

2. Không được bám buộc vào phương tiện khác khi đang hành trình.

3. Không sử dụng phương tiện cao tốc, phương tiện hoạt động tạo sóng lớn làm phương tiện chuyển tải trên các tuyến sông, hồ.

4 Không sử dụng phương tiện chuyển tải để vận tải khách du lịch tham quan, dạo chơi, nghe ca Huế,…

5. Phương tiện chuyển tải không thu tiền trực tiếp hành khách.

6. Trang bị phao cứu sinh thỏa mãn quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa.

7. Người trên phương tiện chuyển tải bắt buộc phải mặc áo phao khi phương tiện hoạt động.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phương tiện vận tải khách du lịch quy định thế nào?

Phương tiện vận tải khách du lịch là phương tiện thủy nội địa chuyên hoạt động vận tải khách du lịch trên đường thủy nội địa, bao gồm:
a) Tàu, thuyền du lịch là phương tiện vận tải khách du lịch tham quan, dạo chơi hoặc nghe ca Huế trên đường thủy nội địa.
b) Tàu, thuyền lưu trú du lịch.
c) Nhà hàng nổi.
d) Khách sạn nổi.
Phương tiện chuyển tải là phương tiện thủy nội địa chuyên hoạt động chuyển tải phục vụ cho phương tiện vận tải khách du lịch.

Vận tải là gì?

Vận tải là quá trình tác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người.
Trước tiên, vận tải thường gắn liền với các hoạt động khuân, vác, gánh, nâng… của con người trong xã hội nguyên thủy. Sau này khi hình thái kinh tế trở nên phức tạp hơn thì các hình thức vận tải ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa.

Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch?

Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.
Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác; sử dụng phương tiện vận tải.
Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông · Tư vấn luật

Để lại một bình luận