Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Quy định về hoàn thuế GTGT 2022

04/03/2022
Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng 2022
756
Views

Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng 2022. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?

Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là một khoản thuế được nhà nước trả lại mà đối tượng nộp thuế đã nộp xong xuôi cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn là ngân sách nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi bạn trả mua hàng hóa dịch vụ mà đơn vị kinh doanh chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Hoặc đơn vị, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

Thuế gtgt có được hoàn lại không?

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng gồm:

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
  • Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.
  • Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
  • Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  • Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
  • Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
  • Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
  • Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng

Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng 2022
Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng 2022

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC, các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT nếu có đủ điều kiện sau:

  • Phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
  • Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
  • Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 49, 50, 51, 52 Thông tư 156/2013/TT-BTC, hồ sơ và thủ tục hoàn thuế như sau:

Trường hợp 1: Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế GTGT đầu ra, hoặc bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh; trường hợp xuất khẩu là Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT.

Trường hợp 2: Hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA

* Đối với chủ dự án và nhà thầu chính

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT.
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT.
  • Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án). Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu.
  • Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế GTGT. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án.

Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại điểm này, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế GTGT; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án; trường hợp dự án ODA có liên quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án đóng trụ sở chính.

Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế.

* Đối với Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT.
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT.
  • Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).
  • Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án.

Trường hợp 3: Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT.
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT.
  • Văn bản phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (bản chụp có xác nhận của người nộp thuế).
  • Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài nêu rõ: tên tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý viện trợ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Các tổ chức, cá nhân nêu trên thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn.

Trường hợp 4: Hoàn thuế GTGT đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao.
  • Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-2/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này và Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam theo mẫu số 01-3/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản gốc kèm theo 02 bản chụp hóa đơn GTGT có đóng dấu của cơ quan đại diện. Cơ quan thuế sẽ trả lại các hóa đơn gốc cho cơ quan đại diện sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng và thủ tục giải quyết hồ sơ

Các Cơ quan đại diện thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT, trong vòng 10 ngày đầu của tháng đầu quý, lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế của quý trước và gửi hồ sơ cho Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao để xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Lễ tân nhà nước có trách nhiệm xem xét hồ sơ và xác nhận về đối tượng, danh mục và số lượng hàng hoá, dịch vụ được hoàn thuế GTGT. Sau khi Cục Lễ tân nhà nước đã có xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT, Cục Lễ tân nhà nước chuyển hồ sơ cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố giải quyết.

Đối với trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT hoặc hồ sơ hoàn thuế GTGT được lập không đầy đủ, Cục Lễ tân nhà nước gửi trả hồ sơ hoàn thuế cho đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty hợp danh, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết hoàn thuế

Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:
– Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
+ Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn; hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
+ Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
– Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.

Đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng

Đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành sản phẩm khác; hoặc chỉ sơ chế thông thường do các tổ chức, cá nhân tự sản xuất; đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Nhóm 2: Các sản phẩm, dịch vụ không mang tính kinh doanh; hoặc các dịch vụ công cộng bảo đảm cung cấp tối thiểu cho tiêu dùng; Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi cây trồng, bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu thuyền trang thiết bị phục vụ đánh bắt thủy sản; ..
Nhóm 3: Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội… quà tặng cho cá nhân theo mức quy định của Chính phủ; hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn miễn thuế …
Nhóm 4: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; hàng hóa, dịch vụ mua bán giã nước ngoài với khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau; nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng gia công xuất khẩu với nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến thành thành phẩm …
Nhóm 5: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh; có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.