Hòa giải trong vụ án ly hôn đơn phương

19/04/2022
Điều kiện đăng kí nhãn hiệu hàng hóa
496
Views

Hòa giải nói chung trong ly hôn luôn được xem là yếu tố khuyến khích trong vụ việc ly hôn nhằm giúp 02 bên hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm. Bên cạnh đó, thủ tục hòa giả đồng thời cũng giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các bên so với hình thức giải quyết vụ án ly hôn tại Tòa án. Vậy thủ tục thực hiện việc hòa giải trong vụ án ly hôn đơn phương như thế nào? Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải không? Để hiểu rõ vấn đề này, sau đây Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Hòa giải trong vụ án ly hôn đơn phương”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Hòa giải là gì?

Hòa giải là quá trình bên thứ ba thuyết phục; và hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận và đàm phán để chấm dứt hoàn toàn; hoặc một phần các xung đột, tranh chấp và bất đồng với nhau.

Theo đó, các thủ tục hòa giải hiện nay bao gồm hòa giải ở cơ sởhòa giải tại tòa án; hòa giải ở trung tâm trọng tài thương mại,… để giải quyết tranh chấp về ly hôn, lao động và thương mại.

Đặc biệt, trong các vụ ly hôn thì hòa giải là điều cực kỳ quan trọng để có thể hàn gắn mối quan hệ tan vỡ, giải quyết tranh chấp và xung đột giữa hai vợ chồng một cách ổn định, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của cả hai vợ chồng.

Quy định về thủ tục hòa giải trong ly hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có 02 hình thức hòa giải:

+ Thứ nhất, thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn); 

+ Thứ hai, hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý). Hai thủ tục này có những khác biệt nhất định như sau:

Hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn)

Theo quy định tại Điều 52 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Với quy định trên thì việc việc hòa giải ở cấp cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Việc hòa giải ở cấp cơ sở khi ly hôn chỉ mang tính chất khuyến khích để hàn gắn quan hệ 02 bên.

Hòa giải ở cơ sở có thể được tiến hành trong phạm vi từ nội bộ gia đình đến UBND xã, phường, thị trấn; ở các tổ chức như: Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân,..; và ngay cả cơ quan làm việc của cả vợ, chồng.

Hòa giải viên sẽ thường là những người quen biết; thậm chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng; nên có thể hiểu rõ về mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc. 

Hòa giải tại Tòa án (hòa giải sau khi vụ án đã được thụ lý)

Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định:

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn; trừ một số trường hợp. Thủ tục này được thực hiện trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả.

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải tại Tòa án

Nguyên tắc hòa giải

Việc hòa giải phải thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 205 BLTTDS, cụ thể:

a)Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Trình tự hoà giải

Dựa trên nguyên tắc trên, việc hòa giải trong vụ án ly hôn sẽ được Thẩm phán thực hiện như sau:

Trước khi thực hiện hòa giải

Thẩm phán phải thông báo cho đương sự; người đại diện hợp pháp của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian; địa điểm tiến hành hòa giải.

Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con; Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên. Trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. 

Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình; nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Tiến hành hòa giải

Các đương sự theo lịch hẹn, phải đến Tòa án để tiến hành hòa giải.

Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện theo Khoản 4 Điều 210 BLTTDS 2015 như sau:

-Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án; quyền, nghĩa vụ của đương sự; phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

-Đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện; quan điểm và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án.

-Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Nếu sau khi hòa giải được tất cả các vấn đề đưa ra giải quyết tranh chấp; bao gồm cả án phí; thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Ngược lại đối với trường hợp hòa giải không thành; hoặc không thể hòa giải hết các vấn đề tranh chấp; Thẩm phán thụ lý vụ án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện tiếp thủ tục mở phiên tòa xét xử.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hòa giải trong vụ án ly hôn đơn phương”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương là vấn đề khi hạnh phúc hôn nhân không còn được níu giữ, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Vì vậy bên cạnh thỏa thuận ly hôn thì việc ly hôn theo yêu cầu của một trong hai bên được gọi là đơn phương ly hôn. 
Một trong hai bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức. Họ đồng thời cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Do đó, cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Có được kháng cáo quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự không?

Theo Điều 213 BLTTDS 2015 quy định:
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.