Hòa giải trong tố tụng dân sự

15/12/2021
Hòa giải trong tố tụng dân sự
822
Views

Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng; hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm và thời điểm hòa giải trong tố tụng dân sự

  • Khái niệm: Hòa giải là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành; với mục đích giúp đỡ đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  • Hòa giải chỉ tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm; luật không giới hạn số lần hòa giải.

Cơ sở và nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

– Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

– Nguyên tắc: 

  • Tự nguyện không bị ép buộc, đe dọa
  • Thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Ý nghĩa của nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

Đối với Tòa án

Nếu hòa giải thành thì Tòa sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức; đặc biệt khi hòa giải thành trong thời gian chuẩn bị xét xử; thì sẽ không phải tiến hành tiếp các giai đoạn tố tụng sau. Mặt khác, nếu như công tác hòa giải được thực hiện tốt; thì số lượng phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng như phúc thẩm sẽ giảm rõ rệt. Điều này tiết kiệm được tiền bạc đồng thời nâng cao uy tín của Tòa án. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng nắm rõ tâm tư; nguyện vọng, mong muốn của đương sự; từ đó có đường lối giải quyết tranh chấp khách quan và công bằng nhất.

Đối với các bên trong quan hệ pháp luật dân sự

Trường hợp hòa giải thành thì mâu thuẫn giữa các bên được giải quyết triệt để góp phần hàn gắn lại tình đoàn kết đồng thời các đương sự không phải tốn thêm tiền bạc, thời gian, công sức tiếp tục những giai đoạn tố tụng sau. Trong trường hợp hai bên hòa giải không thành, họ cũng có cơ hội ngồi lại với nhau để phần nào hiểu rõ mong muốn của đối phương

Đối với trật tự xã hội

Hòa giải góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội; làm cho mối quan hệ xã hội phát triển không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục; cảm thông, sẻ chia giữa các thành viên trong xã hội; góp phần xây dựng nên khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh. Việc nguyên tắc hòa giải được tôn trọng nó còn giúp nâng cao ý thức pháp luật trong người dân.

Phạm vi hòa giải trong tố tụng dân sự

– Trường hợp không được hòa giải:

  • Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước
  • Vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật; và trái đạo đức xã hội. Có thể hòa giải nếu chỉ tranh chấp về hậu quả của giao dịch vô hiệu.

– Vụ án không tiến hành hòa giải được:

  • Bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập hợp lệ lần 2 mà cố tình vắng mặt.
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng.

Công nhận sự thỏa thuận của đương sự

– Thỏa thuận được toàn bộ tranh chấp: Lập biên bản hòa giải thành trong thời gian 7 ngày

  • Đương sự không thay đổi ý kiến thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
  • Đương sự thay đổi ý kiến thì đưa vụ án ra xét xử.

– Không thỏa thuận được hoặc chỉ thỏa thuận được một phần: Lập biên bản hòa giải (ghi nhận phần đã và không thỏa thuận được) đưa vụ án ra xét xử.

Thủ tục tiến hành hòa giải trong tố tụng dân sự

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 210 BLTTDS 2015 quy định thủ tục tiến hành hòa giải như sau:

Sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện để tiến hành hòa giải; thẩm phán sẽ tiến hành phiên hòa giải.

Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện; và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án.

Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình.

Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Tất cả những vấn đề trên được thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về vấn đề “Hòa giải trong tố tụng dân sự ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận là khi nào?

– Có ngay hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
– Có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Nội dung hòa giải gồm những gì?

– Tất cả các vấn đề có tranh chấp
– Án phí ( Tham khảo khoản 2 Điều 21 NQ số 05/2012)

Tự thỏa thuận xảy ra vào thời điểm nào ?

Tự thỏa thuận diễn ra ở nhiều thời điểm của quá trình tố tụng. Không có sự hỗ trợ của tòa án, các bên tự thỏa thuận..

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.