Với nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh hiện nay, đây là thiết bị vô cùng cần thiết. Đặc biệt khi vấn đề dịch bệnh kéo dài, học sinh phải học online. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện để sở hữu chúng. Với tinh thần hỗ trợ, nhà nước đang đề ra các chính sách hỗ trợ về thiết bị thông minh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Quy định này được đưa ra trong dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Để làm rõ vẫn đề trên, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo″. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
- Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025
Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, trong đó đề xuất hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo. Cụ thể các quy định này như sau:
Đối tượng được nhận hỗ trợ điện thoại thông minh
Theo Điều 13 của Dự thảo quy định:
Đối tượng được nhận hỗ trợ điện thoại thông minh từ Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Là hộ nghèo, hộ cận nghèo; ưu tiên hộ nghèo, hộ cận nghèo là gia đình chính sách người có công và gia đình có các đối tượng chính sách đặc biệt khác có nhu cầu hỗ trợ.
– Hộ gia đình chưa được hỗ trợ máy tính bảng (bao gồm từ các chương trình này và các chương trình, đề án khác) từ năm 2021 đến thời điểm đề nghị hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh.
Trong đó:
+ Gia đình chính sách người có công là hộ gia đình có ít nhất một thành viên trong gia đình thuộc đối tượng trực tiếp và đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Các đối tượng chính sách đặc biệt khác là người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ ngân sách địa phương.
Tiêu chí ưu tiên hỗ trợ trang thiết bị
Dự thảo cũng quy định tiêu chí ưu tiên trong hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh. Cụ thể:
- Thứ tự ưu tiên về địa bàn cư trú là:
a) Xã khu vực III;
b) Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
c) Xã đảo, huyện đảo;
d) Các xã còn lại.
- Thứ tự ưu tiên đối với hộ gia đình:
a) Hộ nghèo đồng thời là gia đình chính sách xã hội hoặc hộ gia đình có đối tượng chính sách đặc biệt khác;
b) Hộ nghèo;
c) Hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách xã hội hoặc có đối tượng chính sách đặc biệt khác;
d) Hộ cận nghèo.
Mức hỗ trợ điện thoại thông minh 500.000 đồng/hộ
Dự thảo quy định về hình thức, mức hỗ trợ và phương thức thực hiện như sau:
Điều 17. Hình thức, mức hỗ trợ, phương thức thực hiện
1. Hình thức hỗ trợ: Bằng tiền
2. Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/hộ; (không phân biệt hộ nghèo, hộ cận nghèo; không phân biệt địa bàn hộ gia đình cư trú).
3. Hộ gia đình tự lựa chọn, quyết định mua điện thoại thông minh từ nguồn kinh phí Chương trình hỗ trợ và nguồn kinh phí bổ sung của gia đình.
4. Phương thức thực hiện: Đặt hàng doanh nghiệp viễn thông thực hiện hỗ trợ hộ gia đình trang bị điện thoại thông minh. Hộ gia đình được hỗ trợ có thể lựa chọn nhận hỗ trợ thông qua:
a) Trừ dần vào chi phí sử dụng dịch vụ viễn thông phát sinh vượt số kinh phí được Chương trình hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hỗ gia đình;
b) Nhận tiền mặt (một lần) trực tiếp từ doanh nghiệp do hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông di động mặt đất (đăng ký khi làm Đơn đề nghị hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh).
Thủ tục, hồ sơ thực hiện hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh
Hồ sơ thực hiện hỗ trợ trang thiết bị điện thoại thông minh
Hộ gia đình được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh cung cấp cho doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông công ích các thủ tục sau:
a) Đơn đề nghị được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và sử dụng dịch vụ viễn thông công ích của hộ gia đình; có xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã theo Mẫu số 01/ĐK-ĐT,DV-HGĐ; Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản phô tô Chứng minh thư; hoặc Căn cước công dân của chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình nhận hỗ trợ; (Có bản chính để đối chiếu);
Thủ tục thực hiện hỗ trợ điện thoại thông minh cho các đối tượng
Sau khi các đối tượng được hưởng hỗ trợ cung cấp các giấy tờ cần thiết; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có trách nhiệm:
a) Rà soát các đối tượng với danh sách được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; và chi trả tiền hỗ trợ hộ gia đình được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh; và cung cấp sử dụng dịch vụ viễn thông công ích kèm theo; khi có đủ các điều kiện theo quy định, đồng thời:
a) Lập Biên bản chi trả, tiếp nhận tiền hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh giữa doanh nghiệp được hộ nhận hỗ trợ đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông di động mặt đất tại doanh nghiệp theo Mẫu số 12c/BC, Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp chi trả kinh phí hỗ trợ một lần, người nhận tiền hỗ trợ ký vào Phiếu chi do doanh nghiệp lập khi nhận tiền hỗ trợ;
c) Trường hợp trừ dần tiền hỗ trợ vào chi phí sử dụng dịch vụ viễn thông, hằng tháng doanh nghiệp phải thông báo cho chủ thuê bao các thông tin sau:
– Số tiền được hỗ trợ.
– Số tiền trừ trong tháng.
– Tổng số tiền đã trừ.
– Số tiền hỗ trợ còn lại.
Thu nhập của hộ gia đình do được nhận hỗ trợ điện thoại thông minh của Chương trình (bao gồm cả hình thức sử dụng để trả chi phí sử dụng dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp), không phải là doanh thu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp viễn thông.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách
- Điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn bị phạt như nào?
- Mức phạt uống bia rượu khi lái xe là bao nhiêu theo quy định pháp luật
- Để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo được hiểu như sau:
– Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông, là các thôn, làng, bản, ấp, bun, bon, phum, sóc (gọi chung là thôn) đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Thôn thuộc các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và khu vực doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường;
b) Đến 31 tháng 12 năm 2020 chưa có dịch vụ viễn thông di động mặt đất hoặc dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất hoặc chưa có cả hai dịch vụ này.