Người lao động mất việc làm vì đại dịch có được hỗ trợ không?

19/08/2021
Hỗ trợ dịch bệnh cho người lao động ngừng việc là bao nhiêu?
702
Views

Người lao động nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải chịu một hậu quả kinh khủng từ đại dịch Covid-19. Giãn cách xã hội đồng nghĩa với việc các hoạt động xã hội đình trệ, kéo theo đó là mất việc làm. Người lao động không thu nhập nhưng vẫn phải sinh hoạt ăn uống hằng ngày để duy trì sự sống. Đã khổ nay còn khổ hơn gấp trăm lần. Hỗ trợ dịch bệnh đang là vấn đề lớn hiện nay ở nước ta. Đại dịch COVID-19 đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội ở khắp nơi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều tác động được dự báo sẽ kéo dài; nhiều thay đổi trong đời sống xã hội ngay cả khi hết dịch.

Để ngăn chặn và hạn chế lây lan dịch bệnh, các nhà nước trên thế giới đã bắt buộc phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Các nhà hàng, spa, khu vui chơi,.. đều buộc phải đóng cửa. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Đặc biệt là những người lao động, đã khó khăn nay lại thêm khó khăn. Nhằm giải quyết hạn chế vấn đề này, nhà nước ta hỗ trợ 1 triệu đồng cho mỗi trường hợp người lao động ngừng việc do dịch bệnh.

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết về việc hỗ trợ này qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Nguyên nhân gây ngừng việc

Do tình hình dịch bệnh, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND các vùng bị nhiễm dịch, có nhiều trường hợp NLĐ phải làm việc tại nhà. Đây được xem là trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại điều 29 Bộ Luật Lao động 2019.

Theo đó, khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai; hỏa hoạn; dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước; hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm; trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản.

Như vậy, trong 30 ngày đầu, NLĐ được trả lương bằng với lương công việc chính. Sau đó, công ty có thể trả lương thấp hơn nhưng ít nhất phải bằng 85% lương công việc cũ; nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. 

Điều kiện được nhận hỗ trợ dịch bệnh

Theo đó:

Người lao động (NLĐ) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (HĐLĐ) phải ngừng việc do dịch bệnh COVID-19 được hỗ trợ dịch bệnh một lần 1.000.000 đồng/người khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 và thuộc đối tượng phải cách ly y tế; hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ dịch bệnh;

– Đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc.

Ngoài ra, với NLĐ làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Bị tạm dừng hoạt động theo quy định để phòng, chống dịch được hỗ trợ dịch bệnh nếu có:

+ Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của HĐLĐ từ 15 ngày liên tục trở lên; tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ dịch bệnh;

+ Đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; nghỉ việc không hưởng lương.

Mức hỗ trợ dịch bệnh một lần từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng.

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Người lao động mất việc làm vì đại dịch có được hỗ trợ không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí?

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Theo đó, đối tượng hỗ trợ là người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.

Chính sách điều kiện hỗ trợ người lao động ngừng việc?

Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng trước liền kề tháng mà người lao động ngừng việc theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động.

Các chính sách hỗ trợ người lao động bị ngừng việc do dịch bệnh?

– Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
– Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động
– Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
– Hỗ trợ người lao động ngừng việc
– Hỗ trợ bổ sung và trẻ em
– Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0)
– Hỗ trợ hộ kinh doanh
– Cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận