Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?

27/06/2022
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?
482
Views

Bảo hộ thương hiệu là bảo vệ một tài sản vô hình của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và mở rộng kinh doanh. Vậy hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì? Thủ tục, quy trình thực hiện ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc tới bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu có lợi ích gì?

Thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Thương hiệu bao gồm thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận, thương hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hay còn được gọi là đăng ký thương hiệu độc quyền (nhãn hiệu) . Đây là thủ tục cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện để khẳng định quyền sở hữu đối hợp pháp đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình và có thể tự do khai thác các lợi ích thương mại từ thương hiệu thông qua việc sử dụng thương hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ hay chuyển giao quyền sử dụng…

Đăng ký thương hiệu không chỉ giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của bạn với các cá nhân tổ chức khác mà còn giúp cho thương hiệu, nhãn hiệu của bạn được pháp luật bảo vệ trước những hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Trên thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định về “thương hiệu”. Mặc dù đây là một thuật ngữ phổ biến và được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thương hiệu có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Nó không chỉ gồm tên thương hiệu mà còn là sự tưởng tượng và cái nhìn vô hình mà người tiêu dùng gắn lên hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong quá trình kinh doanh, hoạt động, doanh nghiệp nào cũng muốn quảng bá, marketing sản phẩm/dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng. Khi đó, những hoạt động quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp chính là một trong những bước góp phần xây dựng “hình ảnh vô hình”, “cá tính”, “giá trị” cho mình. Mà tổng thể những yếu tố trên có thể coi là thương hiệu doanh nghiệp. Một thương hiệu tồn tại càng lâu thì tỷ lệ thuận với số người biết đến và tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ càng lớn.

“Thương hiệu” bản chất là nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ là tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Còn việc “Đăng ký bảo hộ thương hiệu” được hiểu là nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu thương hiệu, là cơ sở để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu như sau

Theo quy định, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu được thực hiện như sau: cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

  • Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch.
  • Bản mô tả logo (thương hiệu): ý nghĩa, màu sắc, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu nhãn hiệu có chữ nước ngoài
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu đã được phân nhóm theo bảng danh mục phân loại Quốc tế.
  • Giấy ủy quyền cho luật sư (nếu sử dụng dịch vụ)
  • Bản sao đăng ký kinh doanh dùng để phân nhóm sản phẩm
  • Mẫu thương hiệu: 09 mẫu

Thời gian để được cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu là 12 tháng. Trong đó được chia thành các giai đoạn: giai đoạn thẩm định hình thức 01 tháng; đăng công báo sở hữu trí tuệ 02 tháng; giai đoạn thẩm định nội dung 06 tháng, sau đó nếu không có ai phản đối, thương hiệu đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 01 tháng.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu có những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu có những giấy tờ gì?

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Để tránh được những rủi ro không đáng có, hãy sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi. Luật sư 247 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ của chúng tôi

Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi dưới đây nhé

Video  Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để được đăng ký bảo hộ thương hiệu

Để được đăng ký bảo hộ thương hiệu, chủ sở hữu cần lưu ý là thương hiệu không được tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với thương hiệu đã đăng ký trước đó cùng dịch vụ, sản phẩm tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, thương hiệu không được hình thành từ các cụm từ hoặc chữ cái đơn giản, không mô tả trực tiếp cho dịch vụ/ sản phẩm mình cung cấp, không là dấu hiệu chỉ thời gian,…..
Các trường hợp thương hiệu sẽ không được bảo hộ được quy định rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ.

Phạm vi độc quyền khi đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Mỗi đơn đăng ký bảo hộ có thể đăng ký được nhiều nhóm dịch vụ/ sản phẩm theo bảng phân loại quốc tế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký được tính theo nhóm đăng ký. Do đó, việc đăng ký càng nhiều nhóm hoặc càng nhiều sản phẩm hay dịch vụ thì chi phí càng cao. Do đó, trước khi đăng ký, khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu dùng cho dịch vụ, sản phẩm nào trong tương lai để hạn chế các chi phí phát sinh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.