Hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất gồm những gì?

27/08/2022
Hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất gồm những gì?
327
Views

Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp hành chính mang tính cứng rắn của Nhà nước được áp dụng đối với người có đất khi có bị thu hồi. Quy trình cưỡng chế thu hồi đất của các cơ quan Nhà nước phải tiến hành theo quy định của pháp luật. Vậy hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất gồm những gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo đó, cưỡng chế thu hồi đất là việc là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành.

Khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất?

Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

 – Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục.

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành.

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Do đó, Nhà nước chỉ được quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ 04 điều kiện trên.

Hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất gồm những gì?
Hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất gồm những gì?

Cưỡng chế thu hồi đất cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. 

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013.

Việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất phải được thực hiện theo 02 nguyên tắc sau:

– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. 

Hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất gồm những gì?

Theo thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ  giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất quy định :

Điều  11.  Hồ  sơ  trình  ban  hành  quyết  định  thu  hồi  đất,  quyết  định cưỡng chế thu hồi đất

“1.  Hồ sơ trình Ủy  ban nhân dân  cấp có thẩm quyền  ban hành quyết định thu hồi đất gồm:

a) Thông báo thu hồi đất;

b) Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thẩm định và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi;

c)  Giấy  chứng nhận quyền sử  dụng đất hoặc  Giấy  chứng  nhận  quyền  sở hữu nhà  ở  và quyền sử  dụng đất  ở  hoặc Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất, quyền sở  hữu nhà  ở  và tài sản khác gắn liền với đất  hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị  định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có);

d) Trích lục bản  đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đãcó khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất);

đ) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất  theo Mẫu số  10 ban hành kèm theo Thông tư này.

2.  Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm:

a) Quyết định thu hồi đất;

b) Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi đất của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã  nơi có đất thu hồi về quá trình  vận động, thuyết phục người có đất thu hồi theo quy định nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

d) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Như vậy, hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất phải đảm bảo các yếu tố sau:

Khi thu hồi phải ra thông báo thu hồi đất; Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thẩm định và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi; Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất hoặc Giấy  chứng  nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử  dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất, quyền sở  hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đã có khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất); Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất …

Bên cạnh đó hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập cũng phải đảm bảo đủ các giấy tờ quyết định kèm theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, công khai minh bạch, đảm bảo quyền lợi ích của nhà nước nói chung cũng như lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thu hồi.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất gồm những gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; thủ tục chia nhà đất sau ly hôn, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?

Thẩm quyền thu hồi đất phù hợp với thẩm quyền giao đất; theo đó UBND cấp tỉnh thu hồi đất của :
Tổ chức
Cơ sở tôn giáo;
Tổ chức, cơ quan ngoại giao;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Đất thuộc quỹ đất công ích do UBND cấp xã, phường quản lý.
UBND cấp huyện; quận có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình; cá nhân và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Đối với các dự án mà có cả hai đối tượng trên bị thu hồi đất thì thẩm quyền do UBND cấp tỉnh.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của cả hai cơ quan nêu trên thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.

Chi phí cưỡng chế thu hồi đất do ai chịu?

Căn cứ khoản 3, điều 3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ , tái định cư khi nhà nước thu hồi đất quy định như sau:
“Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này để tổng hợp vào dự toán chung…”
Từ đó, thấy nguồn kinh phí để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được lấy từ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án. Chi phí cưỡng chế thu hồi đất sẽ do chủ đầu tư dự án chi trả, ngân sách chi trả chi phí cưỡng chế thu hồi đất lấy từ ngân sách của dự án

Thời hạn là bao lâu để quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện?

Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật. Thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.