Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

27/04/2022
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
796
Views

Hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hay một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định, có thể chịu trách nhiệm đầy đủ cho hành vi của minh hoặc một hộ gia đình làm chủ và chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.. Vậy, hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hộ kinh doanh là gì?

Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Pháp nhân theo định nghĩa pháp lý được hiểu là Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:

  • Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Tương tự với hình thức doanh nghiệp tư nhân, hiện tại hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Theo quy định, pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy không thể có tư cách pháp nhân.

Trên cơ sở này có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

Vì sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân?

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”. Theo đó, hộ kinh doanh có tài sản không độc lập với các cá nhân thành lập hộ kinh doanh, các cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Vì vậy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật nên không có tư cách pháp nhân.

Hậu quả pháp lý khi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

  • Tham gia quan hệ giao dịch: các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự bằng văn bản trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Tài sản chung của hộ gia đình gồm những tài sẩn do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc xác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận;
  • Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên. Nếu các bên không thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
  • Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì giao dịch dân sự vô hiệu từng phần tương ứng với phần vượt quá phạm vi đại diện nếu không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch; giao dịch vẫn phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với các thành viên còn lại khi đã được các thành viên còn lại công nhận hoặc đã biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý hoặc có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

Mời bạn đọc xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không?

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện:
– Được thành lập hợp pháp;
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trên cơ sở này có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

Những đặc trưng cơ bản của hộ kinh doanh?

Không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn về nợ
Nghề nghiệp mang tính chất thường xuyên

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.