Hình thức xử lý đối với tội đánh bạc

30/10/2021
Hình thức xử lý đối với tội đánh bạc
887
Views

Hành vi đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật, nó xảy ra thường xuyên trong đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhiều người cùng đường vì nợ nần bởi cờ bạc mà bất chấp cầm cố trích lục, sổ đỏ,…Tùy vào từng mức độ vi phạm mà hành vi đánh bạc được xử lý với những chế tài khác nhau. Vậy các hình thức xử lý đối với tội đánh bạc được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Thế nào là đánh bạc?

Đánh bạc là (Hành vi) tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật; hoặc các hình thức tài sản khác).

Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội; không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Do vậy, tội phạm này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam rất sớm. V

ăn bản pháp luật đầu tiên quy định về tội phạm này là Sắc lệnh số 468 năm 1948. Trước khi có Bộ luật hình sự cũ năm 1985; tội đánh bạc được quy định trong Sắc luật số 03 năm 1976. Trong Bộ luật hình sự cũ năm 1985 và năm 1999; tội đánh bạc đều được quy định thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội đánh bạc được quy định cụ thể hơn với những dấu hiệu cụ thể giúp việc phân biệt giữa đánh bạc là tội phạm; và đánh bạc là vi phạm; cũng như với các dấu hiệu định khung hình phạt để phân hoá trách nhiệm hình sự giữa các trường hợp phạm tội đánh bạc.

Các yếu tố cấu thành tội đánh bạc

Chủ thể của tội đánh bạc

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và đủ tuổi theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội đánh bạc. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội phạm này là tội phạm do cố ý; và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu số tiền; hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi hành đánh bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc; và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; hoặc đã bị kết án về một trong các tội này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này.

Khách thể của tội đánh bạc

Tội đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.

Hình thức xử lý đối với tội đánh bạc

 Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, thì:

” 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Do đó, giá trị hiện vật phải từ 5.000.000 đồng trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và người phạm tội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống, tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định :

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;…”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hình thức xử lý đối với tội đánh bạc“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trường hợp không được hưởng di sản thừa kế là nhà, đất

Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay

Câu hỏi liên quan

Các dấu hiệu khách quan của tội đánh bạc?

Đối với tội phạm này nhà làm luật không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nhưng lại quy định giá trị tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Nếu hành vi đánh bạc, mà giá trị tiền hay hiện vật dùng vào việc đánh bạc có giá trị được xác định chưa phải là lớn và người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc chưa bị kết án về một trong các tội này, hoặc đã bị kết án về các tội phạm này nhưng đã được xoá án tích thì chưa bị coi là phạm tội đánh bạc.

Tụ tập đánh bạc khi đang giãn cách có bị đi tù không?

Theo quy định của pháp luật thì người có hành vi đánh bạc trái phép chưa đến mức truy trách nhiệm hình sự; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Người có hành vi đánh bạc trái phép thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm của Tội đánh bạc thì sẽ bị đi tù theo Điều 321 BLHS 2015.

Đánh bạc thuộc nhóm vi phạm gì?

Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ làm ảnh hướng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Trong các tội danh thì đánh bạc thuộc nhóm xâm phạm trật tự công cộng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận