Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?

07/08/2022
Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?
432
Views

Chào Luật sư, tôi muốn nói hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì? Hàng xóm tôi có một vườn mít. Con gái của họ lấy chồng xa, muốn rước ba mẹ về chăm sóc nên họ có ý định cho thuê vườn. Không biết hình thức khoán theo thời vụ hay mua thì sẽ có lợi hơn cho tôi? Khoán theo thời vụ có thời gian bao lâu? Luật có quy định về vấn đề khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định hình thức khoán như sau:

1. Khoán công việc, dịch vụ

a) Khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

b) Khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây và mặt nước trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

2. Khoán ổn định

a) Khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên theo biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Không áp dụng hình thức khoán này trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

b) Khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với diện tích rừng trồng, vườn cây, mặt nước thực hiện khoán.

Như vậy, gia đình anh/chị được cơ quan nhà nước khoán vườn cây theo thời vụ thu hoạch thì hình thức khoán ở đây là khoán công việc, dịch vụ.

Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?
Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?

Thời hạn khoán đối với hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là bao lâu?

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định thời hạn khoán như sau:

1. Thời hạn khoán

a) Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

b) Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.

Theo đó, thời hạn khoán vườn cây theo thời vụ thu hoạch sẽ theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

Điều kiện với bên khoán và bên nhận khoán rừng, vườn cây và mặt nước

     Điều 4 nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán như sau:

     – Bên khoán là Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ hoặc Công ty nông, lâm nghiệp phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:

  • Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng;
  • Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.

     – Bên nhận khoán là hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:

  • Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
  • Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;
  • Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
  • Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.

Hình thức khoán hiện nay được quy định thế nào?

Khoán công việc, dịch vụ

     Thời gian khoán theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Hạn mức khoán do hai bên thỏa thuận. 

  • Khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
  • Khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây và mặt nước trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Khoán ổn định

  • Khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên theo biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Không áp dụng hình thức khoán này trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
  • Khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với diện tích rừng trồng, vườn cây, mặt nước thực hiện khoán.

    Thời hạn khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

     Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó:

  • Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta.
  • Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhung không quá 30 héc ta.
  • Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư thôn theo thỏa thuận, nhưng tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán.

     Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.

Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?
Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?

 Đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích

  • Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán được xác định theo suất đầu tư hoặc mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Việc chia sẻ lợi ích trên diện tích khoán áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng khoán.
  • Trường hợp không thuộc quy định trên thì bên khoán và nhận khoán căn cứ vào Điều kiện thực tế ở địa phương để thỏa thuận đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích phù hợp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, hủy hóa đơn giấy qua mạng; giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có mấy hình thức khoán theo thời vụ quy hoạch đối với vườn cây?

Khoán công việc, dịch vụ 
Khoán ổn định

Bên nhận khoán phải đảm bảo đủ các tiêu chí nào?

– Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c;
– Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;
– Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
– Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.

Thời hạn khoán ổn định theo chu kỳ là bao lâu?

Thời hạn khoán ổn định theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.