Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

18/04/2023
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
271
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoàng Trang, tôi có sở hữu một công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng. Hiện nay công ty đang có dự định bán 5 tấn xi măng ra nước ngoài cho một công ty khác bên Mỹ, cả 2 công ty có dự định ký kết với nhau một hợp đồng nhưng do khoảng cách địa lý mà vẫn còn nhiều thủ tục chưa thực hiện được. Từ đây tôi băn khoăn không rõ pháp luật hiện hành quy định ra sao về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Công ước Viên 1980

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên kí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên kí kết được thiết lập ở các nước khác nhau. 

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?

Chủ thể của bản hợp đồng mua bán quốc tế sẽ có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, đôi khi các chủ thể vẫn có thể nằm trên cùng một nước và vùng lãnh thổ

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết vẫn là một bản hợp đồng mang đầy đủ bản chất và đặc trưng của một bản hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, nó có điểm khác biệt là có yếu tố nước ngoài tham gia nên sẽ có một số đặc điểm cụ thể như sau: 

Về chủ thể tham gia hợp đồng mua bán quốc tế: Chủ thể của bản hợp đồng mua bán quốc tế có trụ sở ở các quốc gia khác nhau (Không bắt buộc). Đôi khi các chủ thể này vẫn có thể nằm trên cùng một quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về đối tượng của hợp đồng: Trong hợp đồng hàng hóa quốc tế thì hàng hóa chính là đối tượng chính. Nó đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ được mua bán và chuyển qua biên giới của một quốc gia khác.

Về đồng tiền sử dụng trong thanh toán: Tiền tệ sử dụng trong giao dịch thanh toán thường là nội tệ hoặc ngoại tệ đối với cả bên mua và bán. Các bên sẽ có quyền lựa chọn đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua bán, nhưng đa phần các giao dịch sẽ thanh toán bằng USD bởi tính phổ biến và khả năng ổn định của nó.

Về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế  chủ yếu được sử dụng bằng tiếng nước ngoài (phổ biến nhất là tiếng Anh).

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp phát sinh trong hợp đồng, các bên sẽ nhờ đến tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. Song đối với các hợp đồng mua bán quốc tế, đa phần các bên sẽ ưu tiên lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp.

Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Bên mua và bán có thể tự ý lựa chọn luật nội dung của Quốc gia mà một trong 2 bên có quốc tịch hoặc chọn luật của một quốc gia thứ ba. Ví dụ: Với những giao dịch của một bên là Châu Á và Châu Âu hoặc Châu Phi, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng là luật của Anh.

Ngoài ra, trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế có một số tập quán quốc tế hay có tính chất quốc tế, thì các bên có thể lựa chọn điều chỉnh lựa chọn luật. Chẳng hạn như Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG).

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Về nguyên tắc, quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mỗi nước phải phù hợp với pháp luật về hợp đồng của nước đó. Tùy theo quan niệm pháp lý khác nhau mà các hệ thống pháp luật trên thế giới quy định khác nhau về yếu tố hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực hay không. Ở Việt Nam hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Quy định của pháp luật các nước và các điều ước quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia hoặc tập quán thương mại quốc tế. Để xác định pháp luật áp dụng đối với hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật của các quốc gia chủ yếu áp dụng nguyên tắc “Hình thức hợp đồng phải phù hợp với luật nơi giao kết hợp đồng đó” (locus regit actum).

Cơ sở lý luận của nguyên tắc này xuất phát từ việc cho rằng, hành vi giao kết hợp đồng là một dạng hành vi pháp lý, nên hành vi pháp lý luôn phải tuân thủ pháp luật nước nơi thực hiện hành vi (nguyên tắc locus regit actum)… Nguyên tắc này có hai ý nghĩa, một mặt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài, phải tôn trọng pháp luật nơi thực hiện hành vi; mặt khác nhằm đảm bảo cho trật tự của pháp luật quốc gia nơi thực hiện hành vi.

Nguyên tắc hình thức hợp đồng phải phù hợp với luật nơi giao kết hợp đồng có hai tính chất:

– Thứ nhất, nguyên tắc này có tính chất bắt buộc trong trường hợp đối với một số hợp đồng mua bán hàng hóa đặt biệt, đòi hỏi hợp đồng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định (bằng văn bản, có đăng ký, công chứng…).

– Thứ hai, nguyên tắc này cũng mang tính chất tùy nghi, chủ yếu áp dụng với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà luật không yêu cầu tuân thủ các điều kiện hình thức. Trong trường hợp này, hình thức hợp đồng vẫn được công nhận mặc dù không phù hợp với luật nơi giao kết.

Đối với các nước Đông Âu, người ta căn cứ vào luật nơi ký kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng, trên cơ sở ưu tiên áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng ký kết ở một nước nhưng thực hiện ở nước khác thì luật nơi ký kết hợp đồng vẫn được áp dụng để xem xét hình thức hợp đồng. Nếu luật nơi ký kết hợp đồng không hợp pháp về mặt hình thức thì luật nơi thực hiện hợp đồng vẫn có thể được áp dụng để xem xét hình thức hợp đồng khi tòa án nơi giải quyết tranh chấp xét thấy hình thức của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật nước mình. Trong khi đó, pháp luật của đa số các nước Bắc Âu, Tây Âu và Châu Mỹ khi giải quyết xung đột về hình thức hợp đồng thì luật nơi ký kết hợp đồng được ưu tiên áp dụng. Trong trường hợp nếu hợp đồng bị coi là bất hợp pháp về mặt hình thức theo luật nơi ký kết nhưng theo luật nhân thân của các bên hợp đồng hoặc theo luật tòa án nơi giải quyết tranh chấp coi hợp đồng là hợp pháp về mặt hình thức thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.

Các hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết với các nước không quy định cụ thể về pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng phần quy định chung về hình thức hợp đồng đều nêu rõ “hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật của bên ký kết áp dụng đối với chính hợp đồng đó. Tuy nhiên, hợp đồng tuân theo pháp luật nơi ký kết hợp đồng cũng được coi là hợp thức”. Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Lào quy định về hình thức hợp đồng có điểm khác, hình thức hợp đồng tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi giao kết hợp đồng. Như vậy, quy định trong các hiệp định song phương trên có sự khác nhau, nhưng cùng thừa nhận hệ thuộc luật nơi có bất động sản đối với hợp đồng về bất động sản và cũng thừa nhận hệ thuộc luật nơi giao kết có thể là luật xác định điều kiện có hiệu lực về hình thức của hợp đồng.

Khác với các quy định trong pháp luật các nước, cũng như các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước, Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định tại Điều 11: “Hợp đồng có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói, hành vi và các hình thức khác, kể cả thông qua người làm chứng”. Tuy nhiên, Công ước Viên cũng cho phép các quốc gia có quyền bảo lưu không áp dụng Điều 11 này, theo đó hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bắt buộc phải tuân thủ những điều kiện nhất định về hình thức của pháp luật quốc gia mới được công nhận có hiệu lực (Xem thêm Điều 96 Công ước Viên 1980).

Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) của Viện thống nhất về tư pháp quốc tế (UNIDROIT) quy định các bên được quyền thỏa thuận về hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Theo PICC 2010, tại Khoản 2 Điều 1 còn quy định hợp đồng có thể được chứng minh “kể cả bằng nhân chứng”. Khoản 2 Điều 9 Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng quy định rằng trong trường hợp các bên ký kết hợp đồng ở các nước khác khau, hợp đồng còn có hiệu lực nếu thỏa mãn điều kiện về hình thức của pháp luật điều chỉnh hợp đồng của một trong các nước này. Như vậy, quy định trong các văn bản này là khá thông thoáng nhằm thừa nhận rộng rãi nhất điều kiện hiệu lực về hình thức của hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Quy định của pháp luật Việt Nam

Để xác định hiệu lực của hợp đồng, trước đây tại khoản 1 Điều 770 BLDS cũ năm 2005 quy định: “Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam”.

Hiện hành quy định tại khoản 7 Điều 683 BLDS năm 2015 với nội dung: “Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sự thống nhất với các quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước, tương đồng với quy định của các nước Bắc Âu, Tây Âu và Mỹ.

Khắc phục những hạn chế của BLDS năm 2005, Điều 683 BLDS năm 2015 đã mở rộng phạm vi các vấn đề trong quan hệ hợp đồng mà các bên được thỏa thuận chọn luật áp dụng. Cụ thể: Theo quy định tại khoản 1 Điều 683: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng”. Như vậy, phạm vi thỏa thuận luật áp dụng là toàn bộ các vấn đề có liên quan đến quan hệ hợp đồng trừ hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Điều này có nghĩa là nếu luật áp dụng cho hợp đồng là luật do các bên thỏa thuận thì luật này cũng sẽ được sử dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng. Có thể thấy, Điều 683 BLDS năm 2015 đã được xây dựng theo hướng mở rộng tối đa phạm vi các bên chủ thể của hợp đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng và điều này phù hợp với pháp luật quốc tế.

Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 Việt Nam quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Như vậy, Luật TM 2005 quy định hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản, nhưng Luật TM 2005 cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn không quy định rõ cụ thể hình thức nào được coi là hình thức văn bản. Chính vì vậy đã gây khó khăn cho các chủ thể khi tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong thực tiễn pháp lý Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, hình thức văn bản của hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là “hình thức viết” (writing form). Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi và tránh những tranh chấp phát sinh không cần thiết cho các doanh nghiệp, cũng như các cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết tranh chấp, pháp luật thương mại Việt Nam nên quy định rõ hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức viết.

Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam đã thừa nhận những hợp đồng ký theo hình thức số hóa, mua bán qua mạng, bản fax, thư điện tử… có giá trị pháp lý như ký bằng văn bản. Thực chất, đây chính là hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết dưới dạng hợp đồng điện tử (Điều 33 Luật giao dịch điện tử năm 2005). Tuy nhiên, các bên tham gia hợp đồng cũng nên lưu ý rằng, bên cạnh những tiện ích mà hợp đồng điện tử mang lại, các bên phải đối mặt với nhiều rủi ro, cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt thương mại, cũng như cả về mặt pháp lý.

Sự tuân thủ hình thức của hợp đồng được luật quy định (chủ yếu là hình thức văn bản) được chế ước trước hết bằng một số chế tài nhất định trong những trường hợp không tuân thủ quy định này: hình thức với nguy cơ hợp đồng không có hiệu lực; hình thức với mục đích là chứng cứ; hình thức để đạt được kết quả nhất định của hành vi pháp lý.

Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có quan hệ biện chứng với bản chất, giá trị hiệu lực của hợp đồng và là phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên, cũng như chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng không giống như hợp đồng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (hợp đồng nội địa), nguồn luật điều chỉnh của nó rất phong phú và đa dạng, bao gồm điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế. Cho nên, muốn hợp đồng được công nhận giá trị pháp lý về mặt hình thức thì hình thức của hợp đồng phải tuân thủ pháp luật áp dụng cho hợp đồng đó. Trong trường hợp đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không được lập đúng hình thức theo quy định của pháp luật áp dụng thì có thể bị cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài) tuyên bố vô hiệu. Tìm hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giúp cho khách hàng khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế dự liệu rủi ro pháp lý cho chính mình.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định việc chuyên chở hàng hóa thì người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

2. Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.
...
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định việc chuyên chở hàng hóa thì người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.

Nghĩa vụ nhận hàng của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm:
a. Thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc giao hàng và.
b. Tiếp nhận hàng hóa.

Nếu người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì người bán có thể làm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hay bản Công ước này, thì người bán có thể:
a. Thực hiện các quyền quy định tại các điều 62 và 65.
b. Đòi bồi thường thiệt hại như quy định tại các điều từ 74 đến 77.
Theo đó, người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì người bán có thể thực hiện theo quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.