Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?

06/08/2022
Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
674
Views

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, các bên phải đáp ứng các nguyên tắc và điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm được quy định cụ thể trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. Vậy hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Giao kết hợp đồng bảo hiểm là gì?

Giao kết hợp đồng bảo hiểm là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý về việc xác lập các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Các bên có quyền tự do giao kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng nội dung quy định trong hợp đồng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?

Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?

Theo quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:

“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật“.

Như vậy, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng, đơn bảo hiểm,…

Nguyên tắc giao kết hợp đồng bảo hiểm là gì?

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:

  • Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
  • Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
  • Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm,trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
  • Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
  • Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm có các quyền sau đây:

  • Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
  • Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
  • Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:

  • Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
  • Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm;
  • Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
  • Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
  • Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất;
  • Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng tại nhà, hạch toán thuế độc lập, công văn xác minh đăng ký lại khai sinh, báo cáo tài chính 2 năm liên tiếp…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Kinh doanh tái bảo hiểm là gì?

Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam nhận một khoản phí tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.

Có mấy loại bảo hiểm?

Các loại hình bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm nhân thọ;
– Bảo hiểm sức khỏe;
– Bảo hiểm phi nhân thọ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.