Hiến pháp năm 2013 số hiệu 18/2013/L-CTN

12/08/2021
Hiến pháp năm 2013 số hiệu 18/2013/L-CTN
1365
Views
Cơ quan ban hành:Quốc hộiSố công báo:Đã biết 
Số hiệu:18/2013/L-CTNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiến phápNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:28/11/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch

Tóm tắt Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013

Tại kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương, 120 điều, giảm 01 chương và 27 điều và có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường theo hướng cơ bản và khái quát hơn so với Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp khẳng định Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Hiến pháp cũng thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, nhấn mạnh “bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân…

Hiến pháp này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.

Xem trước và tải xuống hiến pháp năm 2013

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định như thế nào theo Hiến pháp?

Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức?

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

Công đoàn Việt Nam là gì?

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận