Chào Luật sư, hôm qua tôi đang ngủ trưa thì có 2 đồng chí công an vào nhà tôi. Họ nói đang đuổi bắt đường dây chọi gà ăn tiền, nghi có người đang trốn chạy vào nhà tôi. Tôi cũng đồng ý để họ tìm người. Về nhà tôi nghe chồng tôi nói họ không được tự tiện vào nhà người khác như vậy dù là ai. Nếu là công an thì cũng cần phải có giấy khám xét đàng hoàng. Như vậy có đúng quy định của Luật không? Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác có vi phạm không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Theo khoản 9 điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác có vi phạm không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Pháp luật hiện hành quy định thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như sau:
– Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
– Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Như vậy chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép.
Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác có vi phạm không?
Hiện nay, chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Tuy nhiên theo điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân có thể bao gồm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nếu vi phạm sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Và cũng theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với trường hợp tài sản là nhà, chỗ ở thì người nào có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi xâm phạm chỗ ở của người khác
Theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở
Dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm:
Đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của người khác.
Chỗ ở của người khác là nơi ở hợp pháp thường xuyên hoặc tạm trú, cố định hoặc di động. Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể là toà nhà nhiều tầng. Nhưng cũng có thể chỉ là căn hộ, thậm chí chỉ là một phần của căn hộ; hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở; hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ. Đây là dạng hành vi khác ngoài hai dạng hành vi đã phân tích ở trên. Nhưng có tính chất tương tự như hai dạng hành vi này.
Xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lí hợp pháp.
Khi xem xét hành vi khách quan của tội này cần chú ý phân biệt với những hành vi khách quan sau để giúp cho việc định tội được chính xác:
– Nếu người phạm tội có những hành vi như: dùng vũ lực, đe doạ sẽ dùng vũ lực; hay có những thủ đoạn gian dối… nhằm chiếm đoạt nhà của người khác thì tuỳ thuộc vào hành vi khách quan mà người phạm tội đã thực hiện để định tội danh theo các điều tương ứng của pháp luật.
– Nếu người phạm tội có hành vi như phá khoá; hoặc có những thủ đoạn khác như mượn chia khoá vào xem nhà chưa được bán cho ai rồi ở luôn. Thì không cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác; mà cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lí nhà ở.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Chủ thể nhận thức hành vi xâm phạm chỗ ở người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác có vi phạm không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
- Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
- Tại sao xăng lại có giá cao như vậy?
- Học trường quốc tế có được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Câu hỏi thường gặp
Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi của người không có thẩm quyền, nhiệm vụ. Nhưng vì động cơ riêng tư đã tự ý vào lục soát, khám xét chỗ ở của người khác; hoặc hành vi của người có thẩm quyền, nhiệm vụ khám chỗ ở. Nhưng không chấp hành đúng những quy định về căn cứ, tiến hành khám xét,…
Khám xét chỗ ở theo qui định:
Điều 140 – căn cứ khám chỗ ở của công dân;
Điều 141 – thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân;
Điều 143 – Nội dung khám chỗ ở của công dân.
Khám xét chỗ ở theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, gồm: Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện; thẩm quyền khám xét nơi cất giấu tang vật phương tiện.
Như vậy, khám xét chỗ ở của công dân ngoài những quy định pháp luật nêu trên; được coi là khám xét trái pháp luật.
Xâm phạm chỗ ở của người khác được hiểu là một trong các hành vi sau đây: Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.