Hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi bị xử phạt ra sao?

12/11/2021
583
Views

Xin chào luật sư, tôi là người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Dạo gần đây bên cạnh nhà tôi có tiến hàng xây dựng công trình. Tôi để ý thấy công nhân xây dựng chủ yếu là các cháu nhìn rất nhỏ tuổi. Hôm trước tôi có hỏi một cháu thì cháu nói cháu 15 tuổi, các bạn còn lại thì 14 tuổi. Cháu nói do gia đình hoàn cảnh khó khăn nên cháu đi làm thuê. Nhìn các cháu nhỏ tuổi mà đã phải đi làm việc vất cả tôi thấy rất thương các cháu. Tôi muốn hỏi luật sư, hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi bị xử phạt như thế nào?

tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hiện nay, hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi xảy ra vô cùng phổ biến. Các cháu bị bắt làm những công việc nặng nhọc khi còn quá nhỏ. Hỹ cùng Luật sư 247 tìm hiểu về loại tội phạm này:

Thế nào là tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi?

Vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi được hiểu là hành vi của người sử dụng lao động đã sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc vối các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nưốc quy định.

Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc; nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Mặt khách quan: 

Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

+ Có hành vi sử dụng lao động trẻ em làm những công việc nặng nhọc. Được thể hiện qua hành vi dùng lao động trẻ em làm những công việc của những người đã thành niên như: khuân, vác nặng, làm việc ngày mười hai tiếng…

+ Có hành vi sử dụng lao động trẻ em làm những công việc nguy hiểm. Được thể hiện qua việc cho trẻ em làm những công việc có độ nguy hiểm cao như xây nhà ở độ cao, phá đá, lao động trong hầm lò…

+ Có hành vi sử dụng lao động trẻ em tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định.

– Dấu hiệu khác:

Người thực hiện hành vi phạm tội nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là trường hợp do lao động ỏ môi trường độc hại; nguy hiểm, nặng nhọc làm trẻ em bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí bị chết.

Trong trường hợp tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chính sách về sử dụng lao động trẻ em; đồng thòi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của trẻ em (là người lao động).

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ngưòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự (thông thường là người sử dụng lao động).

Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi?

Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

“1. Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc; nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành ba khung như sau:

Khung một (khoản 1)

Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên.

Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên; tùy từng trường hợp ngưòì phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi bị xử phạt ra sao? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Một số công việc trẻ em có thể làm là gì?

Danh sách các công việc lao động trẻ em có thể tham gia cũng được ban hành cùng với văn bản đi kèm Bộ luật lao động. Những công việc đó bao gồm:
Kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước)
Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích)
Bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá
Các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền
Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai; vẽ tranh sơn mài, làm giấy gió; nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ; làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế,…
Các nghề thủ công mỹ nghệ

Không lập sổ theo dõi cho lao động chưa thành niên có bị phạt không?

Không lập sổ theo dõi cho lao động chưa thành niên sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận