Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, các hành vi phát tán clip 18+, chia sẻ ảnh nhạy cảm, dùng lip nóng để tống tiền, …. ngày càng diễn ra với số lượng nhiều. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người bị tung clip mà còn thể hiện lối sống sai lệch đạo đức, đồi trụy của những người đi phát tán clip nhạy cảm ; phần đông hiện nay là tầng lớp thanh thiếu niên hình thành nên lối sống không lành mạnh của giới trẻ hiện nay. Theo quy địn hành vi phát tán clip nhạy cảm của người khác bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành
Phát tán clip nhạy cảm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi phát tán những clip nóng, clip nhạy cảm; là hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về quyền bảo vệ danh dự, uy tín của cá nhân; theo Điều 21 Hiến Pháp 2013:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Đồng thời, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP; cũng nghiêm cấm lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet; và thông tin trên mạng nhằm mục đích tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy… phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Như vậy hành vi phát tán clip nhạy cảm khi không được người khác đồng ý; là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến đời sống riêng tư; danh dự nhân phẩm của người khác. Hành vi này cần được xử lý kịp thời, nghiêm minh để hành vi này không tiếp diễn.
Hành vi phát tán clip nhạy cảm của người khác bị xử phạt ra sao?
Thực tế việc phát tán clip nhạy cảm của người khác diễn ra rất nhiều. Đặc biệt trên không gian mạng; những vấn đề được chia sẻ nếu gây chú ý trên mạng xã hội sẽ lan truyền với tốc độ chóng mặt. Trong mấy năm trở lại đây tình trạng phát tán; chia sẻ hình ảnh; video nóng của người khác ngày càng tăng cao. Vừa qua xuất hiện trường hợp sinh viên tung clip của bạn lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Việc bị tung clip nhạy cảm cho nhiều người biết sẽ khiến người người hoảng sợ; cảm thấy bị xúc phạm; nhục nhã dẫn đến tâm lý bất ổn và có thể tự sát. Có thể thấy được mức độ nghiêm trọng vủa hành vi phát tán clip nhạy cảm; vì vậy tùy theo mức độ vi phạm sẽ có mức xử phạt tương ứng; nhiều trường hợp người phát tán clip nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính hành vi phát tán clip nhạy cảm của người khác
Nếu lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tổ chức vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng; cá nhân vi phạm thì bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng; theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Bồi thường thiệt hại khi phát tán clip nhạy cảm của người khác
Việc phát tán lan truyền clip nóng trên mạng; là hành vi xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 32 ;và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo khoản 3 Điều 32 và khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015; thì việc sử dụng hình ảnh mà xâm phạm đến đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; thì ngoài việc buộc phải xin lỗi công khai; thì còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài các chi phí này, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; còn phải chi trả một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi phát tán clip nhạy cảm của người khác.
Nếu hành vi phát tán clip nhạy cảm của người khác; gây ra hậu quả nghiêm trọng đủ có yếu tố cấu thành bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người thực hiện có thể bị xử lý về một trong hai tội phạm là: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; hoặc Tội làm nhục người khác.
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;
c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;
d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm (Khoản 2); hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 3). Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội làm nhục người khác
Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
– Khung 1: Mức hình phạt là phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
– Khung 2: Mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Phạm tội nhiều lần. Được hiểu là trường hợp có từ hai lần phạm tội trở lên; mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Đối với nhiều người. Được hiểu là phạm tội đối với từ hai người bị hại trở lên.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình (như một phương tiện) để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Đối với người thi hành công vụ (tức người bị hại là người đang thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức giao).
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình,.
– Hình phạt bổ sung: Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên; tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quay clip để chứng minh không hiếp dâm khi quan hệ với người dưới 16 tuổi
- Sản xuất phim có cảnh nhạy cảm bị xử lý thế nào?
- Gửi nhiều ảnh nóng cho người khác có phạm tội không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi phát tán clip nhạy cảm của người khác bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định không được tự ý sử dụng hình ảnh nhạy cảm của người khác:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo Khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung này được quy định như sau:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.