Thương trường là một nơi vô cùng cạnh tranh và khốc liệt. Tất cả những người kinh doanh đều muốn tìm cách giành được lợi ích lớn nhất về phía mình. Đây cũng là cách duy nhất để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh là những người rất thông minh. Họ không chỉ phát triển doanh nghiệp của mình mà còn cạnh tranh để đánh bật các đối thủ khác ra khỏi thị trường.
Có những hành vi được xem là chính đáng. Tuy nhiên cũng có hành vi vi phạm pháp luật. Việc am hiểu pháp luật là một phương pháp để doanh nghiệp tự bảo vệ mình. Đơn giản như việc thống lĩnh thị trường. Hành vi này được quy định trong luật cạnh tranh. Không phải hành vi thống lĩnh thị trường nào cũng được cho phép. Bởi nếu quá đà cho thể gây tác động xấu tới nền kinh tế. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn tới cung cầu vì sự e ngại của người tiêu dùng.
Vậy Hành vi nào được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh là gì?
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Hành vi nào được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm?
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là gì?
1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Trong đó,
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Cách xác định sức mạnh thị trường đáng kể đã được đề cập
Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. Hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Mời các bạn xem thêm:
- Các doanh nghiệp tự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sao không?
- Mức xử phạt về sử dụng tiền giả theo quy định pháp luật
- Hành vi thông thầu bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi trên. Hành vi nào được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm?
Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật
Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.