Hành vi kinh doanh thuốc giả bị xử phạt như thế nào?

14/11/2021
Hành vi kinh doanh thuốc giả bị xử phạt như thế nào?
893
Views

Kinh doanh thuốc giả là hành vi vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng. Ở đây người bị bệnh mua thuốc để chữa bệnh nhưng lại mua phải thuốc giả; ngoài bị thiệt hại về kinh tế người mua phải thuốc giả còn có thể chịu ảnh hưởng của thuốc giả làm giảm sút sức khỏe; nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng. Vậy theo quy định pháp luật hành vi kinh doanh thuốc giả bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Hành vi kinh doanh thuốc giả bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh thuốc giả

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Luật Dược năm 2016; hành vi kinh doanh thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả là hành vi bị nghiêm cấm.

Về chế tài xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh; tuỳ theo mức độ, tính chất mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về hành vi bán thuốc giả.

Với tính chất đơn giản, quy mô nhỏ; chưa gây hậu quả lớn không đến mức phải xử lý hình sự; các đối tượng vi phạm sẽ phải chịu chế tài hành chính; quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 26/08/2020; về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mức phạt quy định tại hai Điều này đối với hành vi nêu trên; là từ 2 triệu đồng cho đến 140 triệu (đối với cá nhân buôn bán hàng giả là thuốc); hoặc từ 10 triệu đồng cho đến 200 triệu đồng (đối với cá nhân sản xuất hàng giả là thuốc). Với tổ chức vi phạm quy định tương tự; thì mức phạt sẽ gấp hai lần mức tiền theo các quy định trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi kinh doanh thuốc giả

Trước điễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và tình hình cả nước đang nỗ lức để chống lại với đại dịch Covid, vừa qua đã có rất nhiều người đã tử vong và còn nhiều người khác bị nặng đang điều trị; Covid-19 đã lấy đi tính mạng của người thân biết bao gia đình, nhiều trẻ em đột nhiên trở thành trẻ mồ côi không nơi nương tựa vì bố mẹ các em đã ra đi vì dịch bệnh kinh hoàng này. Hành vi tổ chức lợi dụng dịch bệnh trong thời điểm này để kiếm lời bằng cách sản xuất, buôn bán hàng giả là điều không thể chấp nhận được.

Đây không chỉ là một tình tiết tăng nặng theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà còn trái với đạo đức con người. Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần phải xử lý triệt để và có chế tài thật sự nghiêm khắc để trừng phạt thích đáng tạo tính răn đe cho xã hội, không để sự việc tương tự tiếp tục diễn ra.

Đối với các hành vi kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự; về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”; theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Riêng đối với tội danh này cũng quy định phần chế tài riêng cho cá nhân và pháp nhân.

Cá nhân phạm tội tuỳ theo các tình tiết định tội, định khung như: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; Giá trị của hàng hoá tính theo giá bán; Giá trị hàng hoá tính theo giá trị của hàng thật; Tỷ lệ thương tật gây ra cho người khác nếu có; Có gây ra chết người hay không,… mà có thể phải đối mặt mức án từ 02 năm tù giam đến 20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình.

Pháp nhân phạm tội có thể bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng cho đến 20 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ vĩnh viễn,…

Quảng cáo thuốc chữa bệnh trên Youtube có thể bị xử phạt về tội gì?

Xử phạt hành chính hành vi quảng cáo thuốc sai sự thật

Xử phạt hành chính hành vi lừa dối khách hàng; (Cụ thể là hành vi bán hàng không có công dụng như đã công bố) được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng (Điều 9)

  • Tùy giá trị của hàng hóa bán ra mà sẽ bị xử phạt các mức: 1.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và bị tịch thu hoặc buộc tiêu hủy tang vật, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm nhiều lần
  • Phạt gấp đôi đối với hành vi nhập khẩu hàng giả làm nguyên liệu làm thuốc +  Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ

Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng (điều 10)

Quảng cáo thần y, nhà tôi ba đời xét về bản chất chính là việc bán hàng không đúng với công dụng được cam kết, lừa dối đối tượng là khách hàng.

  • Tùy giá trị của hàng hóa bán ra mà sẽ bị xử phạt các mức từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Phạt gấp đôi đối với hành vi sản xuất hàng giả làm nguyên liệu làm thuốc
  • Bị tịch thu hoặc buộc tiêu hủy tang vật, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề + nộp lại số lợi bất hợp pháp

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi quảng cáo thuốc sai sự thật

Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lừa dối khách hàng, cụ thể:

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu hành vi trên không gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của khách hàng, không đủ các yếu tố tại khoản 1 điều 198 nêu trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt hành chính

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi kinh doanh thuốc giả bị xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thuốc bảo vệ thực vật khi nhập khẩu được miễn thuế khi nào?

Điều 18 Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng có hướng dẫn đối với trường hợp miễn thuế này:
1. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Như vậy thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nêu trên thì khi nhập khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Điều kiện buôn bán thuốc thú y

Tại Điều 92 Luật thú y 2015 quy định về điều kiện buôn bán thuôc thú y như sau:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
3. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
4. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận